Cố đô Huế – Vùng đất nổi tiếng hữu tình địa linh nhân kiệt

Huế được biết đến là vùng đất có vẻ đẹp say đắm lòng người với phong cảnh non nước hữu tình. Nhắc đến Huế, chắc chắn không thể bỏ qua cố đô Huế, một nét đặc trưng cho vùng đất địa linh nhân kiệt Huế. Nếu chưa đến hay đã đến đây thì bạn có thể tham khảo bài viết này để cảm nhận rõ ràng hơn về vùng đất xinh đẹp này.

Tìm hiểu về vùng đất cố đô Huế

Với những ai đã từng học hay từng đọc tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường chắc chắn đã bị say đắm vẻ đẹp dịu dàng, êm ái và kiêu kì của dòng sông hương, nằm cạnh sông là vẻ đẹp kiêu kỳ của cố đô của Huế hiện lên thật lộng lẫy, cổ kính.

Cố đô Huế là thủ phủ của chúa Nguyễn, xây dựng vào thế kỷ XIX. Năm 1788, khi Quang Trung lên ngôi vua, lấy hiệu là Nguyễn Huệ đã chọn cố đô của Huế là thủ đô cho triều đại Tây Sơn của mình. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh khi ấy lên ngôi vua và cũng chọn nơi đây là kinh đô. Chính thức đến năm 1945, Huế chính thức kết thúc sứ mệnh làm thủ đô của Việt Nam.

Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn giữ được nét bình yên, cổ kính đặc trưng riêng của Huế. Cố đô của Huế hiện lên thật đẹp một vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc với lối kiến trúc độc đáo có một không hai. Khi tham quan tại đây, du khách sẽ cảm nhận được lối hoài niệm xưa, những trang sử anh hùng dân tộc và cảm nhận lối sống cung đình xa xưa.

Cố đô của Thừa Thiên Huế đã đi vào lịch sử với thời gian lâu đời
Cố đô của Thừa Thiên Huế đã đi vào lịch sử với thời gian lâu đời

Lịch sử hình thành cố đô tại Thừa Thiên Huế

Thời “vua Lê chúa Trịnh”, Huế trở thành cố đô của chín vị vua nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Cố đô được xây dựng trong suốt 27 năm đã từng là kinh đô của nhà Nguyễn và của triều Tây Sơn. Cố đô Huế mang lối kiến trúc độc đáo, vĩ đại và đồ sộ với phong cách Đông Tây hài hòa.

Đây từng được xem là vị trí chiến lược, cơ quan đầu não quan trọng của nước ta và được bao bọc xung quanh bởi các con đường Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn và Phan Đăng Lưu. Trong suốt những năm tháng ngự trị, các vua luôn sửa chữa, thiết kế và trùng tu để cố đô trở thành một nét đẹp bình dị nhưng cao quý của Huế.

Thời kỳ hư hại của cố đô Thừa Thiên Huế

Cuộc cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945 đã chấm dứt 143 năm trị vì của nhà Nguyễn nhưng cũng đánh dấu thời kỳ hư hại cố đô Huế. Sau năm 1945, Pháp trở lại xâm chiếm Đông Dương và cùng với vị thế của Mỹ đã biến Huế nói chung và cố đô nói riêng thành chiến trường ác liệt, dẫn đến các công trình kiến trúc ở Huế biến thành hoang tàn, phế tích. 

Hàng loạt công trình bị thiêu rụi, hư hại như Điện Chánh Cần, cầu Trường Tiền, Trấn Bình Đài dẫn đến giờ đây không thể khôi phục hiện trạng và chỉ còn dấu tích. Tết Mậu Thân năm 1968, một lần nữa cố đô bị ảnh hưởng bởi sự giành giật, bởi bom đạn của bên tham chiến. Ngoài ra, trận lũ lớn năm 1953 và 1971 cũng gây tổn hại đến nơi đây.

Hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại là các di tích trong cố đô Huế bị hỏng nặng và gần như bị xóa sổ. Ngoài ra, sự tàn phá của thiên nhiên và sự thiếu quan tâm tu tạo đã biến nơi đây gần như bị lãng quên và thậm chí còn có nguy cơ trở thành bãi rác. 

Cố đô Huế có một thời kỳ đã bị hư hại và cần được phục cố
Cố đô Huế có một thời kỳ đã bị hư hại và cần được phục cố

Hành trình khôi phục cố đô Huế

Có thể nói, hành trình tìm lại nét đẹp cổ kính của cố đô chỉ được thực hiện khi tổng giám đốc UNESCO, A.M.M’Bow tại Hà Nội đã kêu gọi cứu vãn và tôn tạo lại Huế vào năm 1981. Một năm sau, nhóm công tác UNESCO tại Huế đã tiến hành công cuộc trên với sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương. 

Đến năm 2001, di tích cố đô Huế nói riêng trong quần thể khu di tích đã được hồi sinh, tôn tạo và nâng cấp nhiều công trình. Với sự nhiệt tình, tích cực và sự ủng hộ tài chính từ các cấp ban ngành địa phương và bạn bè quốc tế, nhiều công trình lịch sử như Kỳ Đài, Thái Hòa, Ngọ Môn,..được cải thiện để trở lại hình dáng xưa cũ nhất có thể.

Quá trình trùng tu chưa dừng lại ở đó mà vẫn được tiếp tục cho mãi đến năm 1998 khi UNESCO kiến nghị chấm dứt cuộc cứu vãn, chuyển sang quá trình phát triển Huế. Hiện tại, Chính phủ nước ta đã và đang phê duyệt rất nhiều dự án để bảo vệ cố đô.

Cố đô Huế – Di sản văn hóa của Việt Nam

Năm 1976, Việt Nam gia nhập UNESCO và 11 năm sau tham gia công ước của UNESCO về bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa nhân loại. Trải qua quá trình tu tạo đầy vất vả cùng với sự giúp sức không ngừng của chính phủ Việt Nam và UNESCO, cố đô đã trở lại hiện trạng ban đầu. 

Năm 1990, với sự đề nghị của UNESCO, chính phủ nước ta đã lập hồ sơ về công trình thiên nhiên kiến trúc cố đô và chỉ 3 năm sau đã nộp hồ sơ lên ICCROM. Đến năm 1993, cố đô được ghi danh vào hạng mục Di sản Thế giới và một năm sau ngày 2/8 chính thức Di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới với chữ ký xác nhận của tổng giám đốc UNESCO.

Cố đô Thừa Thiên Huế đã trở thành nét đẹp Việt và UNESCO công nhận
Cố đô Thừa Thiên Huế đã trở thành nét đẹp Việt và UNESCO công nhận

Khám phá cố đô Thừa Thiên Huế – nét đẹp độc, lạ

Nếu đến Huế mà chưa đến cố đô thì chưa được xem là đến Huế. Hãy một lần tận hưởng nét đẹp không lẫn vào đâu được của vùng đất non nước hữu tình, nên thơ và trầm mặc. Đến với cố đô của Thừa Thiên Huế, bạn có thể tham quan những địa điểm sau:

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hiện lên như một tòa thành đồ sộ ngay gần sông Hương thơ mộng. Đây là minh chứng cho những dấu tích còn sót lại của lịch sử hào hùng. Kinh thành Huế nằm trong cố đô Huế được thiết kế gồm 10 cửa, được xây dựng và bao bọc chắc chắn, vững chãi bởi hàng nghìn tảng đá. Đây là một không gian rộng lớn mang nét đẹp đặc trưng riêng của Huế.

Tử Cấm Thành cố đô Huế

Đây là nơi sinh hoạt của vua chúa thời xưa. Khi tham quan Tử Cấm Thành, du khách sẽ dễ dàng đến với Đại Cung Môn, Tả Vu, Hữu Vu; Điện Cần Chánh; Điện Càn Thành, Điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, Nhật Thành Lâu và Duyệt Thị Đường. Tất cả nơi đây đều mang nét đẹp đậm chất lịch sử, đậm chất vùng đất kinh kỳ xưa cũ.

Các lăng Tẩm

Cố đô Huế là nơi chôn cất của nhiều vị vua. Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên, tĩnh mịch với thiên nhiên sông nước mộng mơ khi thăm mộ vua Gia Long. Hoặc chiêm ngưỡng sự bát ngát của các đồi thông, sự thơm ngát của hồ sen, hay sự trang nghiêm khi đến thăm lăng vua Minh Mạng. 

Ngoài ra, du khách cũng có thể cảm nhận phong cách thiết kế tinh tế, hài hòa với thiên nhiên của các khu lăng tẩm khác như Tự Đức, Khải Định. Đây là địa điểm có thể thúc đẩy tâm hồn sáng tác văn thơ của nhiều thi sĩ, nhiều tác giả nổi tiếng và du khách có thể check – in phong cảnh thiên nhiên tại đây.

Tham quan những di tích lịch sử trong cố đô Huế thơ mộng
Tham quan những di tích lịch sử trong cố đô Huế thơ mộng

Có thể bạn quan tâm:

Cung An Định cố đô Huế

Nằm bên bờ sông An Cựu quanh co nước chảy, đây là nơi dành riêng cho thái tử Khải Định, và có lẽ theo nhiều giả thuyết thì tên Cung là sự kết hợp giữa tên dòng sông An Cựu và tên thái tử Khải Định. Tuy nhiên, nhiều giả thiết lại nghĩ cách đặt tên cung là tên vị vua An Định – người thừa kế sau này nơi đây. Cung An Định mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và cổ kính với vị trí nên thơ.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ mang vẻ đẹp vừa huyền bí vừa cổ kính khiến cho những ai từng ghé quan đều vương vấn, đều ấn tượng sâu đậm. Nơi đây không chỉ gây vương vấn bởi lối kiến trúc Âu Á hài hòa, độc đáo mà còn là nơi ẩn chứa nhiều truyền thuyết, nhiều câu chuyện bí ẩn như điện Đại Tạng, đinh Hương Nguyện,…

Chúng tôi đã đem đến cho du khách những trải nghiệm về cố đô Huế – một di tích lịch sử lâu đời, một niềm tự hào của xứ Huế. Hy vọng bài viết giúp bạn có những thông tin hữu ích, những địa danh đẹp ở nơi đây để không bỏ lỡ bất kỳ nét đẹp độc đáo, thân thương nào về Huế.

Bài viết gần đây