Nghệ thuật hát cải lương – Món ăn tinh thần người Nam Bộ

Nhắc đến cải lương, chúng ta đa phần sẽ nghĩ ngay đến Nam Bộ, bộ môn nghệ thuật này gắn liền với đời sống, tâm tư tình cảm người dân nơi đây. Trước những cảnh lầm than, đời sống tủi nhục họ lấy nghệ thuật cải  lương để bầu bạn như một cách giải tỏa cảm xúc dồn nén bấy lâu nay. Liệu có bao nhiêu người hiểu rõ về nghệ thuật hát kịch này?   

Đôi nét về cải lương

Trong ngành nghệ thuật, rất đa dạng về thể loại, thế những “món ăn” khó thu hút người nghe nhất có lẽ là cải lương.Thật đáng buồn nếu phải xếp loại hình nghệ thuật này vào danh sách “kén chọn” khán giả nhất. Có thể do nhiều người chưa hiểu sâu sắc về giá trị của bộ môn nghệ thuật này. 

Hai chữ cải lương nghe có vẻ đơn giản nhưng là cả đỉnh cao nghệ thuật. Nếu hiểu theo một cách khác, nghệ thuật này chính là một loại kịch hát dựa trên nền tảng dòng nhạc Đờn ca tà tử và dân ca của đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn gốc từ Miền Nam Việt Nam.

Cải lương hiểu theo nghĩa đen tức là “đổi mới”, thay đổi để tốt hơn, hiện thực hơn và phổ biến hơn. Đa dạng loại hình sân khấu ở Việt Nam chỉ có nghệ thuật Chèo, Tuồng Miền Trung và Bắc Bộ, hát bội của Nam Bộ. 

Sau khi nghệ thuật này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền âm nhạc Phương Tây theo ý nghĩa cải tiến các làn điệu hát cũ xưa. Điều này nhằm mục đích để thay đổi để tốt hơn, hay hơn và hoàn mỹ hơn cho sự cải tiến đó chính là hát cải lương.

Cải lương bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền âm nhạc Phương Tây 
Cải lương bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền âm nhạc Phương Tây

Sự ra đời của cải lương

Có rất nhiều thông tin khác nhau về sự ra đời của nghệ thuật hát kịch đình đám này. Ngày 14/4/1917 báo Nông Cổ Mín Đàm có đăng một bài của Lương Khắc Ninh nhằm kêu gọi sự cải cách nghệ thuật, trong đó có cải lương.

Ở thời điểm cải cách có một vài cụm từ xuất hiện như “hát theo tân thời” hay “cải lương cái điệu hát”. Từ đó, đã làm siêu lòng nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ và những ai quan tâm đến việc cách tân dòng nhạc Đờn Ca Tài Tử lúc bấy giờ.

Ngày 11 tháng 9 năm 1917, vở kịch mang tên Vì nghĩa quên nhà được công diễn, một vở kịch mô phỏng thể loại hài kịch Phương Tây. Cũng từ đó bộ môn nghệ thuật với cái tên cải lương dần trở nên có chỗ đứng trên thị trường nghệ thuật âm nhạc.

Trước những năm 20 của thế kỷ XX đại đa số các đoàn hát đều có thêm chữ “Ban” ở sau tên của đoàn hát. Đối với nghệ thuật hát kịch người ta thường gọi là “gánh hát kim thời hay gánh hát tân thời.

Cho đến năm 1920 một đoàn hát có tên là: Đoàn cải lương Tân Thịnh – Sa Đéc được thành lập bởi ông Trương Văn Thông (1888-1962) một đại gia khét tiếng ở Sa Đéc lúc bấy giờ. Từ đó, thay vì gọi là gánh hát thì người ta sẽ đổi thành đoàn hát.

Quá trình thay đổi của cải lương

Đã hình thành từ lâu đời, nhưng nghệ thuật hát này lại là loại hình nghệ thuật kén khán giả, có thể nói là rất ít khán giả thích nghe và đi xem biểu diễn. Phải là những người có am hiểu về thể loại kịch hát này hoặc phải là những người nghệ sĩ thực thụ mới có thể hiểu và muốn nghe thích xem.

Thực tế, cải lương cũng từng có thời kỳ vàng son, những chặng đường gian nan gắn liền với lịch sử dân tộc. Nghệ thuật hát này xuất hiện với loại hình nghệ thuật sân khấu vô cùng đặc sắc, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhiều tầng lớp khán giả xưa. Đây cùng là một món ăn tinh thần để người xem có thể cảm nhận được về loại hình nghệ thuật truyền thống.

Cải lương một món ăn tinh thần về loại hình nghệ thuật truyền thống
Cải lương một món ăn tinh thần về loại hình nghệ thuật truyền thống

Nửa đầu thế kỷ XX cải lương là cái tên duy nhất được đi biểu diễn ở Paris (Pháp). Đó là một vinh dự đối với bộ môn nghệ thuật dân tộc nước nhà, qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhiều nghệ sĩ bổ sung nghệ thuật hài kịch hát này như một vũ khí mãnh liệt nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước, khích lệ người dân tham gia vào các phong trào cách mạng đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

Sự ấn tượng của khán giả với nghệ thuật hát cải lương

Với sự ủng hộ và yêu mến từ khán giả cải lương có những bước đi lên rõ rệt từng là bộ môn nghệ thuật đắt giá và được ưa chuộng bậc nhất ở thập niên 1960. Từ những năm 1975 cho đến năm 1990 tại TPHCM có tất thảy khoảng 20 đoàn đi biểu diễn ở 15 rạp với hàng ngàn khán giả đến xem mỗi đêm.

Sau hơn 100 năm phát triển sân khấu nghệ thuật hát kịch góp phần làm đa dạng hóa trong nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ, nhiều loại hình nghệ thuật giải trí cũng đần xuất hiện khiến bộ môn nghệ thuật truyền thống bị thụt lùi một cách đáng kể. Hiện này, nghệ thuật hát này vẫn còn tồn tại nhưng không còn phổ biến như lúc trước.

Hiện nay, việc giữ ánh đèn sân khấu cũng như sự nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng trong lòng người hâm mộ đang là trăn trở của nhiều nghệ sĩ tâm huyết với cải lương. Bằng nhiều cách khác nhau, họ luôn tìm con đường mới với lòng tin ánh đèn sân khấu luôn sáng và một ngày nào đó, khán giả sẽ yêu thương ủng hộ nghệ thuật hát này như một “món ăn” tinh thần không thể thiếu mỗi ngày.

Trang phục trong cải lương là gì?

Từ khi bắt đầu hình thành nghệ thuật hát cải lương truyền thống cho tới bây giờ. Trang phục của các nghệ sĩ hát luôn tùy thuộc vào bối cảnh diễn và kịch bản khác nhau để tạo điểm nhấn và ấn tượng cho câu chuyện mà các nghệ sỹ muốn thể hiện cho khán giả biết. Các loại trang phục từ truyền thống cho tới hiện đại đều có thể hợp thức hóa trong quá trình diễn của các nghệ sĩ.

Có rất nhiều đề tài để có thể chuyển hóa thành nghệ thuật hát cải lương hiện nay. Vì vậy, từ đạo cụ, trang phục, bối cảnh đều phải phù hợp hài hòa nhất để không mang đến sự nhàm chán cho người xem. Đây chính là điểm thu hút mà không phải nghệ thuật nào cũng có thể thực hiện được.

Có nhiều đề tài để chuyển hóa thành nghệ thuật hát cải lương
Có nhiều đề tài để chuyển hóa thành nghệ thuật hát cải lương

Nhiều bối cảnh khác nhau sẽ thể hiện những phong cách khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm tòi nghiên cứu để thể hiện được sự đặc sắc trong văn hóa nghệ thuật cũng không phải là điều dễ dàng. Với những bối cảnh thể hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc cùng cần phải có những trang phục riêng biệt nhất. Điều này chính là thể hiện được sự tôn trọng cho các nhân vật mà các nghệ sĩ thể hiện lại cho người xem.

Không gian diễn của nghệ thuật cải lương

Hiện nay, cải lương không có nhiều môi trường để phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, nghệ thuật hát này cũng không bị bó hẹp ở bất kỳ không gian, âm thành, hoàn cảnh nào. Nghệ thuật này đang từng ngày truyền cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Hiện tại, vẫn còn nhiều những không gian diễn dành cho nghệ thuật hát này tồn tại từ xa xưa cho đến ngày nay. Rất nhiều giới trẻ cũng đang tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật truyền thống mang đậm dấu tích của lịch sử xa xưa. Sự phát triển của thời đại công nghệ không hề làm mất đi bản tính vốn có của nghệ thuật này mà đang dần thay đổi để hợp thức hóa hơn.

Cải lương là môn nghệ thuật dân tộc, từng có những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Tuy là ‘món ăn’ khó để kiếm tìm đông đảo khán giả thế nhưng với những giá trị nghệ thuật và những đặc sắc trong từng vở kịch, nghệ thuật này cũng từng một thời làm mưa làm gió.

Cải lương là môn nghệ thuật dân tộc với nhiều thăng trầm
Cải lương là môn nghệ thuật dân tộc với nhiều thăng trầm

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là một số chia sẻ khái niệm cũng như giai đoạn hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương truyền thống. Hy vọng sau bài viết này nhiều bạn trẻ hiểu rõ cũng như yêu thích về nghệ thuật kịch hát này và từ đó có thể duy trì được nét văn hóa nghệ thuật truyền thống xưa cũ từ thời ông cha truyền lại.

Bài viết gần đây