Sương mù là một hiện tượng thiên nhiên không còn xa lạ gì với mọi người và về cơ bản nó có ảnh hưởng khá tiêu cực tới sức khỏe của con người. Thường thì hiện tượng này xảy ra vào những ngày trời đông và tan nhanh khi trời nắng. Vậy nguyên nào gây nên trời mù và sức khỏe chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào?
Sương mù là gì?
Sương mù là hiện tượng xuất hiện khi các hơi nước ngưng tụ thành hàng vạn hạt nhỏ li ti như mây nhưng không ở trên trời cao mà lại hiện ra lơ lửng trên mặt đất. Hơi ẩm của trái đất bốc hơi và hơi ẩm chuyển động lên cao, giảm nhiệt độ dần rồi ngưng tụ. Có thể xem hiện tượng này là một dạng mây tầng thấp.
Nguyên nhân xuất hiện sương mù
Hiện tượng sương mù thường thấy nên rất đáng được quan tâm nhưng lại không diễn ra thường xuyên. Về cơ bản, nếu muốn hình thành loại mây tầng thấp này cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Độ ẩm không khí khi đó phải tương đối cao.
- Nhiệt độ tương đối của bầu không khí thấp.
- Có thể lặng gió hoặc tốc độ gió khi đó rất yếu.
Loại sương này thường sẽ xuất hiện khi luồn không khí di chuyển từ mặt nước của ao hồ, sông suối với độ ẩm tương đối cao tới vùng có nhiệt độ mặt đệm tương đối thấp hơn. Do đó nên thật dễ hiểu khi ta thường thấy hiện tượng âm u này xuất hiện chủ yếu ở các mặt nước.
Có những loại sương mù nào?
Hiện tượng mù sương được cấu tạo từ các hạt nhân hút ẩm cùng nước hoặc một số các cách khác. Do đó, Các loại sương khác nhau cũng được phân chia rõ ràng tùy thuộc vào phương thức làm giảm nhiệt.
Sương mù bức xạ
Tên tiếng Anh của loại sương này là Radiation fog, nằm ở sát mặt đất và bình minh lên cũng là lúc sương tan hết. Sương bức xạ thường sẽ được hình thành khi nhiệt độ mặt đất vào các buổi tối yên tĩnh thấp và quá trình bức xạ nhiệt diễn ra trong một bầu trời quang đãng.
Sương mù bức xạ hình thành trong trường hợp lớp không khí mặt đất thấp hơn lúc ban ngày nên không giữ được hơi ẩm khiến những giọt nước xuất hiện khi hơi nước ngưng tụ và lơ lửng trong không khí. Loại sương này thường sẽ xuất hiện vào những đêm đầu thu hoặc đầu đông.
Sương mù thung lũng
Cái tên thung lũng đúng như tên tiếng Anh của sương – Valley fog và được đặt tên này do hình thành hầu hết ở những lòng chảo, thung lũng giữa các ngọn đồi và có thể coi đây là một dạng của sương bức xạ. Khi lớp không khí lạnh hơn và nặng hơn, lượng xương bị mắc kẹt ở dưới lớp không khí nóng và nhẹ hơn ngày một nhiều thì sẽ không thể thoát ra và tồn tại trong vài ngày.
Sương mù bình lưu
Đây là dạng hiện tượng mù sương có tên tiếng Anh là Advection fog và được hình thành bởi lượng không khí nóng và ẩm di chuyển ở phía trên của bề mặt lạnh hơn và thường sẽ là những mặt nước ao, hồ. Từ đó nhiệt độ của lớp không khí giảm đi, lạnh hơn và rồi ngưng tụ lại tạo thành những giọt sương.
Sương mù sườn núi
Sương sườn núi hay còn gọi với tên tiếng Anh là Upslode fog, là loại sương mù được hình thành do gió thổi khối không khí có nhiệt độ cao và độ ẩm cao lên một sườn dốc. Lượng không khí này càng lên cao sẽ càng bị giãn nở ra do bị áp suất không khí chèn ép và giảm xuống rồi lạnh dần và đạt tới một điểm ngưng tụ nhất định và hình thành đám mây.
Sương mù đông lạnh
Sương này có tên là Freezing fog trong tiếng Anh hoặc có thể gọi tắt là sương đông, xuất hiện khi những giọt sương lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng nhưng lại vẫn tồn tại ở dạng lỏng. Nếu những giọt nước rơi xuống những bề mặt băng bất kỳ thì sẽ nhanh chóng hình thành tinh thể băng với màu trắng bao phủ mọi thứ vào mùa đông giá rét.
Sương mù băng
Tên tiếng Anh của loại sương này là Frozen fog được hình thành bằng cách các giọt sương bắt gặp nhiệt độ lạnh cực đỉnh, thường sẽ thấp hơn 20 độ C. Khi đó, chúng không thể tồn tại ở dạng lỏng mà trở thành những tinh thể băng lơ lửng trong bầu không khí và hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở vùng Alaska hoặc Bắc Cực.
Sương mù bốc hơi
Evaporation fog là tên tiếng Anh của loại sương này và nó xuất hiện khi tại các mặt nước ấm áp có những khối không khí lạnh di chuyển. Lượng hơi nước bốc lên từ các mặt nước này phải gặp luồng nhiệt độ thấp hơn của tầng không khí lạnh phía trên và từ đó ngưng tụ lại, tạo thành hiện tượng mù sương.
Lý giải về thời gian xuất hiện của sương mù
Tuy thường xuyên sương mù nhưng bạn có biết lý do vì sao mà sương chỉ xuất hiện vào các đêm mùa đông và tan nhanh khi bình minh lên không? Như đã nói, loại sương này chỉ xuất hiện khi đáp ứng các điều kiện như độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí thấp và những điều kiện thời tiết này đương nhiên chỉ xuất hiện chủ yếu vào mùa đông.
Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình của luồng không khí rất thấp, thấp hơn các mùa còn lại rất nhiều, đồng thời lượng gió mùa đông cũng không nhiều để tạo thành bão, thậm chí có những ngày không gió nên sương mù sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi mặt trời mọc, tốc độ bay hơi diễn ra nhanh hơn nhờ có sự tăng lên của nhiệt độ và giảm đi của độ ẩm nên sương sẽ tan đi.
Sương mù với những mối nguy hại đối với sức khỏe
Hiện tượng mù sương xuất hiện thường xuyên vào mùa đông và mọi người luôn cho rằng đó chỉ là một tình trạng thời tiết bình thường nên chắc chắn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và bạn cần biết những ảnh hưởng tiêu cực của mù sương đối với sức khỏe sau đây để hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh
Bệnh đường hô hấp
Thời tiết nhiều sương mù với độ ẩm cao và nhiệt độ thấp sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho những loại vi khuẩn, nấm có hại phát triển và phát tán trong không khí. Dù bản chất sương không mang vi khuẩn nhưng khi kết hợp với ô nhiễm lại tạo thành mù quang hóa nên hệ hô hấp sẽ dễ bị ảnh hưởng khiến bạn bị khò khè, ho và gây hen suyễn, hen phế quản.
Ảnh hưởng thị lực
Một điều dễ thấy về mặt thị lực chính là sương mù gây cản trở tầm nhìn thì những chất ô nhiễm không khí có thể trộn lẫn với sương và đi vào mắt gây kích ứng trong mắt gây ra nhiễm trùng. Từ đó, mắt sẽ xuất hiện tình trạng tấy đỏ và sưng lên.
Ảnh hưởng tiêu cực tới hệ xương khớp
Sương mù xảy ra khi tiết trời giảm sâu và hiện tượng sương muối là không thể tránh khỏi. Có thể bạn không chú ý nhưng nếu tiếp xúc với sương muối nhiều, hệ xương khớp đặc biệt là của người già sẽ bị ảnh hưởng dễ bị tê buốt và đau nhức thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
- Khủng hoảng kinh tế – Nguyên nhân, bản chất và ảnh hưởng
- Cực quang – Hiện tượng kỳ bí tuyệt đỉnh của thiên nhiên
Ảnh hưởng tới làn da
Độ ẩm cao chính là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi để các loại nấm mốc có thể phát triển và bám vào các đồ vật, vào quần áo mà mắt thường khó thấy được. Khi mặc quần áo bị sương bám, nguy cơ bị bệnh về da liễu và viêm nhiễm vùng kín sẽ rất cao.
Như vậy, những kiến thức về sương mù đã được cung cấp ở bài viết trên đây giúp bạn nắm được nguyên nhân cũng như các loại sương phổ biến. Do hiện tượng này có thể mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực nên hãy chuẩn bị các biện pháp nhằm tránh nhiễm sương và hạn chế nguy cơ bị các bệnh lý nhé.