Lễ dạm ngõ thuộc một trong số trình tự tổ chức hôn lễ của các cặp đôi cần phải trải qua. Tuỳ vào mỗi vùng miền phong tục dạm ngõ sẽ có sự thay đổi đôi chút để đơn giản hoá phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên dù bị rút ngắn nhưng đây vẫn là một nghi thức trọng đại không thể bỏ qua trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
Thông tin lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một nghi thức được cử hành sau khi 2 bên gia đình thống nhất quá trình tổ chức hôn lễ cho cặp vợ chồng mới trong gia đình. Lễ còn được gọi là ngày xem mắt là dịp gia đình nhà chàng trai hiểu rõ hơn về nhà gái.
Việc tổ chức buổi dạm ngõ giúp đôi bên gia đình tìm hiểu sâu hơn về tư cách, thái độ của chú rể, cô dâu. Từ đó đưa ra quyết định tiến hành thủ tục hôn lễ diễn ra đúng với dự kiến đã định.
Từ xa xưa vào ngày dạm ngõ nhà trai sẽ mang rượu trà, trầu cau, bánh kẹo đến nhà gái để dâng cúng tổ tiên. Các lễ vật sau khi được dâng lên sẽ chia thành từng phần nhỏ để chia tặng họa hàng bên gái.
Tại nhà gái khi tổ chức buổi dạm ngõ đại diện nhà trai sẽ ngỏ lời với họ đàng gái về buổi dạm ngõ. Đồng thời đại diện họ đàng gái cũng đáp lời chấp thuận, chào mừng. Tiếp theo nghi thức cúng tổ tiên được tiến hành, các đối tượng đại diện 2 bên và cô dâu, chú rể sẽ thực hiện chắp tay cúng bái.
Thành phần trong lễ dạm ngõ
So với lễ cưới và ăn hỏi buổi dạm ngõ thường có số lượng thành phần tham dự ít hơn. Trong buổi lễ phái đoàn nhà trai sẽ có từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ, người lớn tuổi trong dòng họ của chú rể.
Khi nhận thông báo về số lượng người của nhà trai, nhà gái cũng sẽ mời những thành viên thân thiết tương tư. Đối với họ nhà gái có thể mời nhiều hơn số lượng người tham dự để tiếp đón chu đáo hơn.
Tại nhiều buổi lễ cô dâu và chú rể có thể mời bạn bè thân thiết để cùng tham dự. Đối với khu vực miền Trung thì lễ dạm ngõ sẽ có một chút khác biệt về số lượng người tham dự. Đoàn nhà trai đa phần chỉ có bố mẹ, anh em và chú rể đến.
Việc lựa chọn trang phục để trưng diện vào buổi lễ không quá cầu kỳ, chỉ cần ăn mặc lịch sự, kín đáo là được. Cô dâu sẽ mặc áo dài cách tân, mặc váy, chú rể mặc quần tây, áo trắng. Đối với nhiều gia đình truyền thống họ thường lựa chọn trang phục áo dài truyền thống cho cả vợ và chồng sắp cưới.
Ý nghĩa lễ dạm ngõ
Ngày dạm ngõ là dịp quen thuộc xem như bước đệm cho đám cưới hỏi, buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên của đôi bên gia đình. Trong buổi lễ 2 gia đình sẽ gặp mặt, thăm hỏi và cùng nhau dùng bữa cơm thân mật.
Một buổi lễ diễn ra các bước như tìm hiểu điều kiện 2 bên gia đình, yêu cầu đám hỏi, thách cưới, phong cách từng gia đình,…. Bên cạnh đó đại diện nhà trai sẽ xin phép cho chú rể được qua lại chính thức với cô dâu để tiến tới hạnh phúc trăm năm.
Tại một số gia đình buổi dạm ngõ cũng là cột mốc để 2 bên bàn bạc kỹ hơn về tiệc cưới, lựa chọn ngày đẹp, số mâm tráp,… Đây chính là ý nghĩa mà bất kỳ đôi tình nhân nào chuẩn bị kết hôn cũng phải thực hiện để có kế hoạch cưới hỏi tốt nhất.
Lễ dạm ngõ chuẩn bị những gì?
Để có một buổi dạm ngõ diễn ra chu toàn mang ý nghĩa sâu sắc nhất thì 2 bên gia đình phải có cách chuẩn bị kỹ lưỡng. Cụ thể:
Xem ngày lành để làm lễ dạm ngõ
Việc xem ngày tốt để tiến hành buổi dạm ngõ không quan trọng như lễ cưới, lễ ăn hỏi. Tuy nhiên đa phần các gia đình vẫn tiến hành lựa chọn khung giờ đẹp, ngày đẹp để ra mắt 2 bên.
Ông cha ta từ xa xưa vẫn luôn quan niệm đầu xuôi thì đuôi mới lọt. Buổi dạm ngõ được xem như buổi gặp mặt đầu tiên nên lựa chọn ngày đẹp sẽ giúp mọi công việc suôn sẻ hơn. Đồng thời đó cũng là cách thể hiện tấm lòng trân quý của 2 bên gia đình dành cho ngày đặc biệt của con cháu.
Trang trí lễ dạm ngõ
Trong buổi lễ dạm ngõ không gian để thực hiện dạm ngõ chính là phòng khách tại gia đình nhà gái. Các gia đình lựa chọn trang trí toàn bộ không gian đơn giản để đón tiếp khách quý.
Phông nền thường sử dụng tone màu sáng, mát dịu như màu trắng, xanh biển, vàng đồng,…. Những màu khắc không những tạo sự trang trọng mà còn mang đến không gian vô cùng ấm cúng khi trò chuyện. Trên bàn sẽ đặt thêm những ấm trà, bánh kẹo, bình hoa nhỏ để việc đón tiếp được chu toàn hơn.
Chuẩn bị mâm cơm
Bên cạnh việc trang trí không gian đón tiếp nhà gái cần phải chuẩn bị mâm cơm gia đình. Các thủ tục trong một buổi lễ đơn giản mâm cơm tiếp đãi khách tuyệt đối không được bỏ qua. Các món ăn tươm tất với đa dạng màu sắc từ 5 đến 7 món chính là cách thể hiện sự hiếu khách cũng như cách đáp lễ của nhà gái đến nhà trai.
Trang phục cô dâu
Thực tế lễ dạm ngõ này chỉ bao gồm những thành viên thân thiết nên không yêu cầu quá cao trong trang phục. Cô dâu nên lựa chọn các loại trang phục đơn giản, lịch sự như áo dài cách tân, váy xòe, đầm dài là tốt nhất.
Sự khác biệt trong lễ dạm ngõ 3 miền
Mỗi khu vực vùng miền sẽ có sự khác nhau về nghi lễ được thực hiện trong buổi dạm ngõ. Cụ thể:
Dạm ngõ miền Bắc
Phong tục văn hóa vùng miền tại khu vực phía Bắc có đôi nét khác biệt với người miền Nam và miền Trung. Chính vì vậy buổi dạm ngõ người miền Bắc có thủ tục và lễ vật cũng có phần đặc biệt hơn.
Các lễ vật bao gồm cặp rượu, cặp trà, trầu cau, bánh trái đều được chuẩn bị theo số chẵn. Đồng thời thành phần tham gia không quá 7 người sẽ là cha mẹ, cô chú, anh em của chú rể. Trong số đó có một người đại diện cho dòng tộc để tham dự và xin phép cho quan hệ của đôi bạn trẻ.
Đối với buổi lễ dạm ngõ tại miền Bắc cặp vợ chồng sắp cưới sẽ được yêu cầu thắp nhang lên gia tiên. Đây là nghi thức quan trọng để xin phép tổ tiên chứng nhận cho sự nghiêm túc trong mối quan hệ. Đồng thời số lượng mâm quả, ngày tổ chức đám hỏi, khách mời cũng được bàn bạc thống nhất trong ngày hôm đó.
Dạm ngõ miền Trung
Lễ vật dạm ngõ tại khu vực miền Trung khá đơn giản chỉ gồm một chai rượu gói giấy đỏ và khay trầu cau. Bên cạnh đó những món quà đặc sản truyền thống được gói trong lễ vật để làm quà cho nhà gái.
Đa phần thủ tục dạm ngõ của người miền Trung chỉ có sự góp mặt của cha mẹ và chú rể sang nhà gái đặt vấn đề xin cưới. Bên nhà trai sẽ xin phép thắp nhang gia tiên để chứng nhận sau đó đưa ra bàn bạc về ngày cưới cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Đảo Phú Quý – Thông tin hữu ích cho du khách khi đi du lịch
- Biến đổi khí hậu là gì? Tất tần tật thông tin liên quan
Lễ dạm ngõ miền Nam
Dạm ngõ miền Nam thường có những lễ vật là cặp trà, cặp rượu được gói giấy đỏ lịch sự, mâm ngũ quả, trầu cau cánh phượng. Thành phần tham dự bao gồm cha mẹ, chú bác và những người chức cao trong dòng họ. Mẹ chú rể sẽ đưa cho mẹ cô dâu một tờ giấy ngày sinh của chú rể để xem ngày cưới phù hợp nhất.
Lễ dạm ngõ tuy có sự khác biệt giữa 3 miền nhưng đều mang ý nghĩa sâu sắc trong việc xin cưới, lựa chọn ngày đẹp. Một nghi thức không thể bỏ qua tại bất kỳ một đám hỏi nào của các cặp vợ chồng sắp cưới. Tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp để tổ chức nhé.