Hiện nay, biến đổi khí hậu là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Nó để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống và đe dọa đến tính mạng của con người. Vậy, biến đổi khí hậu là gì? Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Biến đổi khí hậu là gì?
Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu là khái niệm chung dùng để chỉ sự thay đổi của hệ thống khí hậu. Bao gồm: thủy quyển, sinh quyển, khí quyển,…..ở hiện tại và trong tương lai do một số nguyên nhân trong một giai đoạn nhất định.
Biến đổi khí hậu hiện nay là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Nó không chỉ ảnh hưởng ở một số khu vực nhất định mà diễn ra trên toàn cầu.
Những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu
Dưới đây là các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ có những biểu hiện sau:
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao
Biểu hiện điển hình nhất của tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu là nhiệt độ trung bình tăng cao, kéo theo đó là sự nóng lên của trái đất. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trung bình mỗi năm nhiệt độ trái đất tăng từ 1.2 – 1.3 độ C.
Hạn hán xuất hiện nhiều nơi trên Trái Đất
Tại nhiều vùng miền trên thế giới, tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng, đe dọa đến sự sống của cả con người lẫn sinh vật. Trong đó, biểu hiện rõ rệt nhất là ở phía Tây của Châu Úc, Hoa Kỳ cũng như khu vực Châu Âu.
Lượng mưa tăng giảm thất thường
Một trong những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là lượng mưa tăng giảm thất thường. Theo đó, thay vì mưa theo quy luật vào một số mùa nhất định thì các cơn mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn. Lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.
Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương
Khi trái đất nóng lên, băng ở 2 cực sẽ tan dần khiến mực nước biển tăng cao. Ngoài ra, khí thải CO2 gia tăng dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương.
Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan
Các hiện tượng thời tiết cực đonạ như: lốc xoáy, bão lớn, mưa đá,…gia tăng mỗi năm cũng là biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu tại nước ta cũng bao gồm tất cả các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, tại Việt Nam còn kèm theo các biểu hiện đặc thù như sau:
- Thiên tai, bão lũ xảy ra ở nhiều nơi trên toàn quốc.
- Nhiệt độ tăng cao khiến nắng nóng kéo dài.
- Sấm sét, lốc xoáy, mưa đá,…xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là Tây Nguyên.
- Nhiều khu vực tại Nam Bộ bị nhiễm mặn.
- Hạn hán kéo dài.
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên toàn thế giới
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu có sự tác động của con người cùng với quá trình tự nhiên. Cụ thể như sau:
Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu diễn ra do các nguyên nhân sau:
Quỹ đạo Trái đất thay đổi
Sự thay đổi ở tham số quỹ đạo Trái Đất sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, sự thay đổi chuyển động của Trái Đất diễn ra khá chậm, do đó thời gian tác động ít hơn.
Thay đổi dòng hải lưu ở đại dương
Khi dòng hải lưu ở đại dương có sự thay đổi sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Và biểu hiện cụ thể nhất của nó là nước biển dâng cao.
Sự thay đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất
Đây cũng là nguyên nhân điển hình dẫn tới các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó phát xạ của mặt trời yếu đi sẽ dẫn đến băng hà. Ngược lại, nếu phát xạ mặt trời lớn sẽ dẫn đến bề mặt trái đất nóng lên. Từ đó làm thay đổi khí hậu trên toàn cầu.
Phun trào núi lửa
Qua các thời kỳ kiến tạo, núi lửa phun trào hoặc sự trôi dạt của các lụa địa,…bề mặt trái đất sẽ biến dạng. Ngoài ra, khí và tro được tạo ra khi phun trào núi lửa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu trong nhiều năm.
Những tác động của con người
Những tác động tiêu cực từ con người như chặt phá rừng, xả rác bừa bãi,….khiến môi trường ô nhiễm. Từ đó gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ngoài các nguyên nhân chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu thì biến đổi khí hậu tại nước ta còn xuất phát từ các lý do như:
- Kỹ thuật chăn nuôi hạn chế, chất thải từ vật nuôi chưa được xử lý tốt.
- Kỹ thuật canh tác còn khá lạc hậu.
- Nạn đốt rừng, chặt phá rừng.
- Lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp và phương tiện giao thông lớn.
- Chất thải từ xí nghiệp, nhà máy,…..
Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu
Dưới đây là các hậu quả của biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam cũng như toàn cầu:
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người
Biến đổi khí hậu tác động lớn đến sức khỏe con người. Thời tiết thay đổi dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh đó, lũ lụt gia tăng cũng tạo môi trường thuận lợi để các loại ký sinh trùng, muỗi, côn trùng,…xuất hiện. Từ đó tăng nguy cơ các bệnh lây truyền.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế
Biến đổi khí hậu tác động không nhỏ đến nền kinh tế của mọi miền trên đất nước. Hạn hán và lũ lụt đã gây thiệt hại nhiều công trình cũng như hoa màu, hàng loạt ngôi nhà, đất đai tại vùng trũng bị nhấn chìm, gây thiệt hại lớn.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu. Lũ lụt và hạn hán thường xuyên khiến năng suất hoa màu suy giảm. Đất canh tác bị nhiễm mặn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước
Biến đổi khí hậu khiến nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt ngày càng trở nên khan hiếm. Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn gia tăng, nguồn nước ngầm cũng bị cạn kiệt.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp
Một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay là tác động đến ngư nghiệp. Bão lũ triền miên khiến diện tích canh tác thủy sản bị ảnh hưởng. Hoạt động đánh bắt cũng gặp trở ngại, đồng thời suy giảm tài nguyên biển.
Đề xuất một số biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Để hạn chế biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu cần thực hiện các biện pháp sau:
Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh
Rừng được xem là “lá phổi xanh” giúp hấp thụ khí CO2 – loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Do đó, việc bảo vệ rừng và trồng rừng giúp bảo vệ ô nhiễm môi trường, hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch
Sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than, khí đốt, đá phiến,….là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát tán các chất gây biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Do đó, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các nhiên liệu này.
Khai thác các nguồn năng lượng sạch
Khai thác và sử dụng năng lượng sạch là biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nguồn năng lượng mặt trời, gió, thủy triều,…là năng lượng thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi
Để khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu cần thực hiện chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Theo đó, thay vì sử dụng cây trồng dài hạn thì nên dùng các loại cây trồng ngắn hạn để tránh lũ lụt. Sử dụng cây trồng có khả năng chịu phèn, chịu mặn tốt.
Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi nilon
Túi nilon không chỉ khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường mà quá trình sản xuất ra nó cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Do đó, cần hạn chế tối đa sử dụng túi nilon để giảm bớt các hậu quả của biến đổi khí hậu.
Những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp đến các bạn biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như hậu quả và giải pháp khắc phục. Trân trọng!