Chùa Bái Đính có thể nói là tồn tại cùng lúc với các triều đại thời nhà Đinh, Lý, Tiền Lê. Tuy nhiên ít ai biết đến ngôi chùa này lại có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, mặc kệ thời gian có dần trôi qua nhưng di tích văn hóa lịch sử này lại đứng vững 1 vùng mênh mông rộng lớn tại Ninh Bình. Để biết thêm những thông tin về ngôi chùa này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao ngôi chùa này lại có tên gọi là chùa Bái Đính?
Chùa Bái Đính có bề dày lịch sử hơn 1000 năm được xây dựng trên ngọn núi giữa đất trời mênh mông. Vào thời Vua Tiên Hoàng đã thành lập ngôi chùa này với mục đích là để cầu trời mưa thuận gió hòa cho đất nước.
Theo tương truyền lại rằng tên chùa được lấy từ ý nghĩa chữ “Bái” mang nghĩa lễ bái, cúng bái đất trời, còn chữ “Đính” nghĩa là ở trên cao. Khi ghép lại thì nghĩa của từ Bái Đính chính là cúng bái Tiên Phật, trời đất ở trên núi cao, ngôi chùa này còn là nơi gợi nhớ đến những sự kiện oai hùng của dân tộc nước ta.
Ngôi chùa này biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ trong chế độ Phật Giáo. Đây cũng được xem là 1 trong những di tích văn hóa lịch sử có giá trị về danh thắng và mặt tâm linh.
Người xây dựng Chùa Bái Đính là ai?
Do thiền sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập và xây dựng ngôi chùa này từ năm 1136 giữa không gian núi cao mênh mông. Dựa trên nền tảng ngôi chùa này mà vào năm 2003 doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã đầu tư trùng tu mở rộng quy mô chùa với diện tích hơn 1000ha.
Tại đây cũng tạo nên những công trình kiến trúc đánh dấu thay đổi mới của ngôi chùa như: Điện thời Quan Âm, Bảo Tháp và hành lang La Hán, Cổng Tam Quan của chùa, Gác Chuông, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế,… Bên cạnh đó ngôi chùa này còn có rất nhiều công trình lớn vẫn đang trong giai đoạn xây dựng: hồ phóng sinh, công viên văn hóa Phật giáo,….
Có thể nói nơi đây không chỉ là di tích văn hóa của dân tộc ta mà ngôi chùa còn là điểm tham quan lý tưởng. Nó hứa hẹn cho các du khách mọi nơi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, kiêu sa của ngôi chùa này.
Vị trí của chùa Bái Đính nằm ở đâu?
Là 1 trong những ngôi chùa và cũng là khu văn hóa du lịch mang tâm linh nổi tiếng nhất nước. Nơi này nằm trong quần thể Bái Đính – Tràng An đã tạo dựng lên 1 ngôi chùa Bái Đính nổi bật ở giữa lòng thiên nhiên và là điểm nhấn nổi bật thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan hằng năm.
Ngôi chùa này nằm tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn tại tỉnh Ninh Bình, cách 12km chỉ từ đây đến trung tâm thành phố Ninh Bình và cách khoảng 100km đến thủ đô Hà Nội. Có rất nhiều phương tiện để người muốn đến ngôi chùa này tham quan, thế nhưng do địa hình có vị trí khá xa thế nên các du khách có thể lựa chọn phương tiện máy bay, tàu lửa hoặc xe khách.
Quần thể chùa Bái Đính tổng diện tích bao nhiêu?
Chính xác mà nói với 1 khu quần thể nguy nga, tráng lệ rộng mênh mông như vậy thì ngôi chùa có tổng tích là 1700ha được chia ra làm 27 ha khu chùa cổ và 80 ha diện tích xây dựng khu vực ngôi chùa mới.
Trong đó ngôi chùa Bái Đính cổ do vị thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập nằm cách khu điện Tam Thế của ngôi chùa mới tầm 800m phía Nam. Khu vực ngôi chùa cổ sẽ có những di tích lịch sử như: đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ Cao Sơn, Giếng Ngọc, Hang Sáng, Hang Tối,…
Ở ngôi chùa mới xây dựng do có diện tích to và rộng hơn thế nên có rất nhiều hạng mục cùng công trình đồ sộ biểu trưng như tượng Phật Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát, Bảo Tháp, Tháp Chuông,…Tất cả những vật liệu xây dựng ở đây đều được lấy từ vật liệu địa phương như gỗ từ thiết, đá xanh tự nhiên.
Khám phá các địa danh quanh chùa Bái Đính
Tại đây sẽ có những khung cảnh tuyệt vời được ví như chốn bồng lai tiên cảnh nổi bật mang đến cho du khách địa điểm tham quan lý tưởng. Vừa có thể ngắm nhìn cảnh đẹp lại vừa có thể đến cầu nguyện và nghe Phật Giáo tại đây.
Khu vực đền thờ Thánh Nguyễn
Ngôi đền này là 1 trong những hạng mục kiến trúc thuộc quần thể ngôi chùa Bái Đính được xây dựng dựa trên tư thế tựa núi. Du khách sẽ đi từ ngã ba đầu dốc hướng lên cổng tam quan để đi đến đền thờ này.
Ở trong đền đặt tượng của người sáng lập ra chùa là thiền sư Nguyễn Minh Không. Theo tương truyền kể lại rằng ông không chỉ là danh y nổi tiếng thời bấy giờ, mà ngoài ra ông còn có tấm lòng lương thiện hay giúp đỡ người dân bốc thuốc chữa bệnh.
Chính vì nhằm để tưởng nhớ đến công ơn của vị thiền sư này đã sáng lập nên ngôi chùa Bái Đính mà người dân đã tạc tượng nơi đây để thờ cúng. Bên cạnh đó tượng của vị thiền sư này cũng được thờ ở nhiều ngôi chùa khác trên khắp tỉnh Ninh Bình.
Về tổng thể kiến trúc phần trước ngôi đền được thiết kế kiểu chữ Nhất, phía sau thiết kế theo chữ Công, dịch theo nghĩa là “Tiền Nhất Hậu Công”. Với hình dáng kiến trúc khá hài hòa, bên trong nơi này còn được chạm khắc sinh động, khi có hình rồng, lân cùng những hình hoa tươi tắn.
Khu vực Giếng Ngọc tại chùa Bái Đính
Nơi đây chính là nơi mà vị thiền sư này lấy nguồn nước để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua cùng với người dân. Xung quanh giếng có vòng rộng lớn và xung quanh là lan can đá, ngoài ra cái giếng này cũng được kỷ lục Việt Nam ghi nhận là giếng chùa lớn nhất.
Nếu đứng từ trên xuống dưới ta sẽ thấy được cái giếng rộng lớn được bao phủ cây xanh xung quanh. Khi có màu nước xanh ngọc bích chính là điểm nhấn tổng thể của ngôi chùa Bái Đính này.
Chiếc chuông đồng lớn nhất nước ta
Khác với những chiếc chuông chúng ta thường thấy loại chuông này được trang trí bằng các hình rồng nổi bật cùng nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán. Chiếc chuông này có chiều cao 5,5m cùng đường kính rộng đến 3,5m và khối lượng nặng đến 36 tấn.
Khu vực hang sáng, hang tối tại chùa Bái Đính
Để đến khu vực này bạn cần vượt qua 300 bậc đá sẽ đến công ta quan đầu tiên, dừng tại đây bạn nhìn về bên cạnh dóc có 1 ngã 3, đây chính là lối dẫn đến hang sáng và động tối.
Hang sáng sẽ là nơi thờ Thần và Phật bởi tại đây cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên. Tại cửa đặt tượng 2 vị thần có vẻ mặt dữ nhưng uy nghiêm, dọc sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ các tượng Phật. Độ dài của hang sâu khoảng 25m, rộng 15m và cao khoảng hơn 2m. Ở cuối hang là đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.
Về động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo ra khung cảnh huyền bí. Ở phía trên các mảng đá thạch nhũ được hình thành từ mạch nước ngầm. Ngay chính giữa sẽ có nước giếng tự nhiên để điều hòa không khí làm hang động luôn có cảm giác thanh mát. Ngoài ra tại đây đặt nhiều tượng thờ mẫu và các vị tiên và các tượng thờ khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Biển Đà Nẵng – Top 10 bãi biển đẹp nhất không thể bỏ qua
- Đảo Phú Quý – Thông tin hữu ích cho du khách khi đi du lịch
Tổng kết
Với di tích văn hóa lịch sử sở hữu nhiều điểm nổi bật đặt tại vị trí giữ rừng núi mênh mông. Chùa Bái Đính được xem là biểu tượng nổi bật ghi kỷ lục tại Việt Nam với nhiều điểm độc đáo. Ngoài ra địa điểm này còn được xem là danh lam thắng cảnh với vẻ đẹp hùng vĩ, thiên nhiên thu hút nhiều du khách đến đây tham quan về đây hằng năm.