Tây Nguyên là vùng đất đại ngàn đầy nắng gió với sự định cư sinh sống đầy sự hòa thuận và vui vẻ của các đồng bào dân tộc thiểu số. Bạn đến đây không chỉ được đón tiếp nồng nhiệt mà còn được thưởng thức văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đặc trưng cho nét đẹp của vùng đồi cao nguyên hùng vĩ. Cùng thưởng thức không gian văn hoá tuyệt mĩ này ở bài viết sau đây nhé.
Văn hoá cồng chiêng của Tây Nguyên là gì?
Tây Nguyên được mọi người biết đến như một trong những địa điểm mang đậm dấu ấn trong nhiều sử thi huyền thoại với những vùng đất đại ngàn xanh ngun ngút. Cồng chiêng Tây Nguyên là một loại hình không gian văn hoá được thể hiện khắp 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Chủ nhân sở hữu nét văn hoá đặc sắc này là những người dân tộc Tây Nguyên như Xê Đăng, Cơ Ho, Gia Rai, M’nông,… Cồng chiêng được xem như nét văn hoá tâm linh, thể hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường ngày của người dân Tây Nguyên và văn hoá này có từ bao giờ không ai biết, nhưng đã trở thành mạch nước ngầm thể hiện hơi thở cuộc sống.
Nét đẹp văn hoá cồng chiêng
Văn hoá cồng chiêng của Tây Nguyên chính là nét đẹp đại diện của những con người vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Ban đầu, loại hình này chỉ được tổ chức như một trong những cách để người trong buôn làng có thể cùng nhau ăn mừng trong các lễ hội lớn. Càng về sau, điều kiện tốt hơn, du lịch phát triển nên cồng chiêng được mọi người từ khắp Tổ quốc yêu thích.
Quy mô tổ chức của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên ngày một lớn mạnh hơn và thu hút được đông đảo du khách quốc tế. Nhằm bảo tồn nét đẹp văn hoá tuyệt mỹ và đặc sắc này, UNESCO đã ký giấy chứng nhận cồng chiêng của Tây Nguyên chính là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại tuyệt vời vào năm 2005.
Là niềm vinh dự của những người con Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc người Tây Nguyên nói riêng. Đây là sự hòa quyện của nhiều yếu tố khác nhau, gồm nhạc cụ, bản nhạc, không gian và người chơi cồng chiêng. Chính nét văn hoá này đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của du lịch vùng Tây nguyên.
Một đứa trẻ khi lớn lên trong từng giai đoạn của đời sống sẽ đều không thể thiếu vắng tiếng cồng chiêng ngân vang, từ ruộng đồng cho tới những buổi gặp gỡ, lên nhà mới hay khi tang lễ,… Tiếng cồng chiêng cất lên như giúp người nghe hình tượng ra cả một khung cảnh toàn vẹn của cuộc sống thường ngày, của những không gian lễ hội của con người nơi đây.
Cấu tạo của cồng chiêng
Cồng chiêng của Tây Nguyên theo quan niệm của người dân nơi đây, chính là thứ ngôn ngữ giao tiếp độc đáo nhất của con người với siêu nhiên, là biểu tượng của sự quyền lực, sự an toàn trong gia đình và cộng đồng. Cồng chiêng được chế tác từ hợp kim đồng hoặc có khi pha thêm một số các kim loại khác như bạc, vàng hoặc đồng đen.
Cồng chiêng Tây Nguyên có thể có loại có núm hoặc loại không núm với đa dạng kích cỡ khác nhau, có thể lên tới đường kính 1.2m. Tùy từng mục đích và quy mô mà cồng chiêng có thể được sử dụng theo dàn hoặc chỉ đơn lẻ. Trong một bộ chiêng không thể thiếu chiêng mẹ và có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm tay.
Qua bao nhiêu năm tháng, cồng chiêng đã trở thành một trong những không gian văn hoá đặc sắc, thể hiện sự đặc trưng thu hút và hấp dẫn của người dân vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh cất lên trong từng bản nhạc khi thì ngân nga sâu lắng nhưng có khi lại thôi thúc và trầm hùng, chúng hòa với thiên nhiên và sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc, hấp dẫn
Lễ hội cồng chiêng của người Tây Nguyên được tổ chức thường xuyên hàng năm giữa các tỉnh thuộc vùng đất này nhằm quảng bá hình ảnh không gian văn hoá độc đáo đã được UNESCO công nhận. Tại đây, những lễ hội đặc sắc và thể hiện nếp sống văn hoá đặc trưng của người dân sẽ được thể hiện kêu gọi cộng đồng chung sức bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá này.
Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi để những tiết tấu và giai điệu gặp nhau và mỗi một mô hình tiết tấu kết hợp lại sẽ thành những bản nhạc ẩn chứa đầy ý nghĩa sâu sắc. Không chỉ là hoạt động văn hoá ẩm cồng chiêng còn được người dân coi trọng như một hoạt động mang ý nghĩa tâm linh rất lớn.
Đến với lễ hội cồng chiêng, bạn không chỉ được thưởng thức các bản nhạc do nghệ nhân trình diễn mà còn được tham gia nhiều hoạt động văn hoá khác như lễ hội truyền thống, phục dựng nghi lễ của các đồng bào dân tộc, ẩm thực Tây Nguyên. Tùy theo từng đơn vị mà không gian tổ chức sẽ khác nhau và quy mô cũng lớn, nhỏ tùy thuộc từng tỉnh.
Nghi lễ cồng chiêng Tây Nguyên
Ban đầu, du khách đến với lễ hội sẽ được nghe giới thiệu về buôn làng của người dân tại đơn vị tổ chức và một số các phong tục tập quán duy trì từ xưa tới nay cùng một số các chương trình cồng chiêng. Sau đó, bạn sẽ được nghe đôi nét về cuộc sống của những người dân, họ sống hòa hợp với núi rừng nơi đây ra sao.
Nghi thức quan trọng nhất trong phần nghi lễ của cồng chiêng Tây Nguyên chính là nghi lễ cầu thần lửa. Đây được xem là một trong những phong tục không thể nào thiếu và mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người dân. Trong đó, trưởng làng sẽ tiến hành đốt lửa và cùng mọi người cầu nguyện cho một chương trình văn hoá diễn ra trọn vẹn, thành công.
Có thể bạn quan tâm:
- Cố đô Huế – Vùng đất nổi tiếng hữu tình địa linh nhân kiệt
- Phố cổ Hội An – Nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá Việt
Lễ hội cồng chiêng của Tây Nguyên
Tiếp đến, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và còn có thể tham gia cùng những người dân với điệu nhảy Wă kwằng được các nam thanh nữ tú thể hiện để chào đón những vị thần linh về. Chương trình múa Mừng Lúa Mới sẽ được diễn ra nga sau khi kết thúc điệu nhảy với sự tham gia của mọi đồng bào nơi đây và cầu cho vụ mùa trồng trọt gặt hái được bội thu.
Tiếp theo chương trình lễ hội cồng chiêng, du khách sẽ được chứng kiến điệu múa độc đáo “A ráp mồ ô” với diễn cảnh thiếu nữ mang bầu lên rừng để lấy nước. Có thể nói đây là một trong những cảnh tượng biểu trưng cho sự thuần khiết được các nàng dân tộc Lạch thể hiện rất thành công và các chàng sẽ thể hiện cảnh đánh ching tre vô cùng náo nhiệt và sôi động.
Lễ hội cồng chiêng không thể thiếu vắng điệu nhảy Ngày hội rông chiêng của người dân ở buôn làng bởi đây là một trong những điệu múa truyền thống đã được lưu truyền lâu đời. Và cuối cùng là bạn được nghe tiếng ching K’Ràm của 6 chàng trai buôn làng, vừa thưởng thức món thịt rừng và rượu cần thơm ngon, đặc sản nơi đây.
Tổng kết
Quả là tuyệt vời nếu chúng ta được chứng kiến cuộc sống của người dân Tây Nguyên cùng những nét phong tục tập quán đặc trưng được thể hiện qua những điệu múa, những bản nhạc tuyệt vời của cồng chiêng Tây Nguyên. Bạn đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng nét văn hoá truyền khẩu tuyệt tác này và thêm tự hào về sự đa dạng văn hoá của dải đất Việt Nam hình chữ S xinh đẹp và thu hút này nhé.