Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì? Trong những năm 2020, 2021 vừa qua là những năm cực kỳ khó khăn đối với Việt nam nói chung và đối với Thế giới nói riêng khi đại dịch Covid bùng nổ.
Đại dịch Covid xuất phát điểm đầu tiên tại Vũ Hán và nhanh chóng lan rộng ra khắp các quốc gia trên Thế giới, đại dịch này đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia khi mọi hoạt động tập trung điều phải ngưng, các dịch vụ du lịch cũng tạm ngừng,… dẫn đến một mối lo ngại về sự khủng hoảng kinh tế tại các quốc gia. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Nó để lại những hậu quả như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu hậu quả của khủng hoảng kinh tế thông qua bài viết dưới đây.
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí toàn thế giới suy thoái đột ngột, trầm trọng và theo chiều hướng kéo dài.
Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường.
Bán tháo (Bailing out hay sell-off) trên thị trường chứng khoán là hành động bán ra một cách nhanh chóng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ bằng bất kì giá nào kể cả mức giá sàn trong phiên. Việc này xảy ra khi nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường do họ nhận thấy những tín hiệu xấu có thể xảy ra như tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại, các chính sách vĩ mô bất lợi hay doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh không tốt… Hệ lụy của việc này khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nếu trên diện rộng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực, song với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.
2. Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì?
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì? Phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi nền sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Nếu khủng hoảng kinh tế nổ ra sẽ dẫn đến năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị phá hoại dữ dội; hàng loạt xí nghiệp, công ty, nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa thậm chí là bắt buộc phải bị đóng cửa, quy mô sản xuất cũng dần bị thu hẹp, hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính rơi vào trạng thái không hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối loạn, giá cổ phiếu bị rớt giá thê thảm.
Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải bị tiêu huỷ thì hàng triệu người lao động lâm vào tình cảnh đói khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê bị mất việc làm. Lợi dụng tình hình thất nghiệp gia tăng, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian lao động. Không những công nhân chính quốc bị bóc lột mà công nhân ở các nước thuộc địa cũng chịu chung cảnh.
Sản xuất và tiêu dùng cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm,… và một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế có doanh thu giảm nghiêm trọng.
Từ sự khủng hoảng của nền kinh tế đã làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới, gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh tế thế giới nói chung.
Một hệ quả khác của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là tạo sức ép và cơ hội cho các nước đánh giá lại những mặt mạnh, mặt yếu trong nền kinh tế của mình, xem xét việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế và cơ cấu kinh tế, đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển những nguồn năng lượng mới, công nghệ sản xuất mới tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất những sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao… nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Với xu hướng này, hy vọng rằng sau khủng hoảng, kinh tế thế giới sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Trên đây là những hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
3. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế rất đa dạng. Dưới đây là năm nguyên nhân thường gặp.
3.1 Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi giá trị của các tài sản sụt giảm mạnh kéo theo sự mất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác.
Ví dụ điển hình là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008. Hiện tượng bong bóng bất động sản cùng với sự thiếu hoàn hiện trong hệ thống giám sát tài chính Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại đất nước này
Mối liên hệ mật thiết giữa quan hệ tài chính và kinh tế của Mỹ với nhiều nước khác đã làm cuộc khủng hoảng lan rộng. Hàng loạt hệ thống ngân hàng đổ vỡ; giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng; tình trạng đói tín dụng xảy ra; tiền tệ mất giá quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu. Hậu quả là làm đình trệ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước và gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
3.2 Lạm phát – Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước.
Như ở Venezuela, chính phủ đã phát hành 3 tờ tiền có mệnh giá 200.000, 500.000 và 1.000.000 Bolivar trong thời kỳ lạm phát phi mã. Tuy nhiên, ngay cả khi cộng ba tờ tiền này lại, giá trị cũng không đến 1 USD.
Lạm phát khiến cho cuộc sống người dân đảo lộn, gia tăng sự không chắc chắn trong quyết định đầu tư và tiết kiệm cùng với sự khan hiếm hàng hóa. Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế thấp mà tỷ lệ lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra.
3.3 Giảm phát – Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Ngược lại với lạm phát, giảm phát là hiện tượng mức giá chung của sản phẩm và tài sản trên thị trường liên tục giảm.
Người tiêu dùng chờ đợi để mua hàng hóa với giá thấp hơn, gây ra một vòng xoáy đi xuống liên tục, hoạt động kinh tế chậm lại, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Giảm phát buộc các nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho mà mọi người không còn muốn mua. Để phòng tổn thất tài chính gia tăng, người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng bắt đầu dự trữ tiền mặt. Xu hướng tiết kiệm càng tăng, lượng tiền dùng cho chi tiêu càng ít khiến cho tổng cầu càng giảm, gây ra suy thoái kinh tế.
3.4 Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình
Khi người tiêu dùng lo lắng về tình trạng của nền kinh tế, họ sẽ giảm chi tiêu và giữ lại bất cứ số tiền nào có thể. Sự cắt giảm chi tiêu sẽ khiến nền kinh tế phát triển chậm lại vì trung bình gần 60% GDP của các nước trên thế giới phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, lãi suất cao cũng khiến cho người tiêu dùng phải đối mặt với các khoản chi tiêu đắt đỏ nếu muốn mua nhà, xe hay các tài sản giá trị khác. Các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu vì chi phí tài chính quá cao.
Vì vậy, việc cắt giảm chi tiêu làm chững lại tăng trưởng GDP của một quốc gia, là yếu tố góp phần tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế.
3.5 Bong bóng kinh tế
Cụm từ Bong bóng kinh tế dùng để chỉ hiện tượng giá trị hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng đột biến đến một mức vô lý, không ổn định.
Trường hợp điển hình nhất phải kể đến là Vụ đầu cơ hoa Tulip năm 1637. Khi đó, hoa tulip trở thành mặt hàng xa xỉ, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hà Lan. Đỉnh điểm là một số củ tulip đạt đến mốc 100.000 USD giá trị hiện tại.
Những bong bóng như thế này kéo theo một số tiền lớn đổ vào đầu tư, khiến thị trường biến động lớn. Khi vỡ, bong bóng sẽ xóa sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sản của nhiều cá nhân hay tổ chức và kéo theo các khoản nợ xấu tác động đến nền kinh tế. Trên đây là nội dung về Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì? Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.