Khủng hoảng kinh tế – Nguyên nhân, bản chất và ảnh hưởng

Khủng hoảng kinh tế là cụm từ được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết được khái niệm cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chưa? Sau sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu về tình trạng nền kinh tế bị suy giảm này nhé.

Khủng hoảng kinh tế được hiểu là gì?

Khủng hoảng kinh tế là tình trạng nền kinh tế của một quốc gia hay nhiều quốc gia trên toàn thế giới suy giảm bất ngờ và rơi vào khủng hoảng. Trong đó, nền kinh tế sẽ bị mất cân bằng nghiêm trọng và có xu hướng kéo dài trong một khoảng thời gian. 

Trong khoảng thời gian khủng hoảng này, hệ thống tài chính của các quốc gia trở nên khó khăn hoặc mất khả năng cung ứng. Cùng với đó, tình trạng lạm phát sẽ tăng cao, tỷ giá biến động mạnh và khó kiểm soát.

Khủng hoảng kinh tế sẽ làm cho tổng sản phẩm nội địa GDP giảm mạnh, thị trường rơi vào biến động. Cùng với đó, nền chứng khoán gặp nhiều biến động căng thẳng và suy thoái. Niềm tin của nhân dân, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế dần trở nên suy giảm khi bước vào giai đoạn này.

Khủng hoảng kinh tế khiến cho hệ thống tài chính suy giảm
Khủng hoảng kinh tế khiến cho hệ thống tài chính suy giảm

Bản chất của tình trạng suy thoái kinh tế là gì

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì bản chất của trình trạng suy thoái kinh tế chính là khủng hoảng sản xuất “thừa”.  Tình trạng khủng hoảng này xuất hiện khi hàng hóa quá nhiều không tiêu thụ được. Quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, làm cho nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản. Cùng với đó, nhiều nhân công sẽ mất việc làm, thị trường mất cân bằng và rối loạn. 

Tình trạng thừa hàng hóa này chính là “thừa” so với sức mua hạn chế của tầng lớp nhân dân lao động. Quá trình này khác với tình trạng cung vượt cầu do lượng sản xuất lớn hơn nhu cầu người dân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong thời gian dài sẽ đem đến những hậu quả nặng nề. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến từng phương diện của nền kinh tế. Khi các yếu tố bất lợi này đạt đến một giới hạn nhất định thì sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng. Sau đây là bốn nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nền kinh tế:

Bản chất của tình trạng này là sản xuất thừa
Bản chất của tình trạng này là sản xuất thừa

Lạm phát – Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Lạm phát chính là hiện tượng hàng hóa và dịch vụ tăng giá trị một cách liên tục theo thời gian. Tình trạng lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền ngày càng suy giảm. Lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền xuống. 

Tình trạng này cũng thể hiện mức độ tiêu dùng trên một đơn vị tiền tệ bị suy giảm. Trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế này, lạm phát cũng khiến cho giá trị tiền tệ của quốc gia này thấp hơn quốc gia khác. Lạm phát thường không diễn ra đột ngột mà dần dần kéo dài qua nhiều năm. Ví dụ hiện nay 1USD sẽ quy đổi thành 23.175VNĐ nhưng có thể đến năm 2040 thì 1USD có thể bằng 30.000VNĐ.

Những hậu quả mà lạm phát để lại sẽ tùy theo từng mức độ. Trong đó, hậu quả lớn nhất của lạm phát là làm giảm sức mua của người dân. Cuối cùng, giá trị tiền tệ sẽ bị giảm xuống và bị mất giá so với tiền nước ngoài.

Tình trạng giảm phát

Giảm phát được hiểu ngược lại so với lạm phát. Tình trạng này xảy ra khi các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường giảm một cách liên tục. Vì vậy trong thời kỳ xã hội giảm phát thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn bình thường. Ta có thể coi giảm phát là tình trạng lạm phát âm nhưng không có nghĩa nó là hiện tượng giảm lạm phát. 

Giảm phát gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế quốc gia. Trước hết, tình trạng này sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Lãi suất có xu hướng tăng làm cho các món nợ khó trả hơn. 

Vì giảm phát làm giá trị hàng hóa giảm dần làm cho người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá cả hàng hóa giảm hơn nữa. Tình trạng này sẽ dẫn đến một vòng xoắn giảm phát. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ không thể phát triển, thậm chí sẽ đi xuống.

Có nhiều nguyên nhân khiến kinh tế bị suy thoái
Có nhiều nguyên nhân khiến kinh tế bị suy thoái

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là tình trạng giá trị tài sản bị giảm xuống. Khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng thì các doanh doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán vốn có. 

Có nhiều dấu hiệu để chúng ta nhận biết được tình trạng này. Trong đó, biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng tài chính là các ngân hàng không trả lại tiền gửi cho khách hàng. Ngoài ra, tài chính được tự do hóa và khả năng tài chính của ngân hàng bị giảm xuống.

Tình trạng khủng hoảng tài chính dẫn đến thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng. Do vậy, đồng tiền sẽ bị mất giá, nhiều ngân hàng bị phá sản. Cuối cùng, sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia sẽ bị kìm hãm.

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế được hiểu đơn giản là giá trị của bất cứ hàng hóa nào được đẩy lên quá cao bất thường so với mức giá trị thực. Và sau một thời gian giá đang ở mức trên đỉnh rồi giảm mạnh đột ngột thì đó được gọi là thời điểm bong bóng vỡ. 

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng bong bóng kinh tế không thực sự tồn tại và xảy ra ở xã hội hiện nay. Hiện tượng này xảy ra khi các nhà đầu tư thay đổi sản xuất dẫn đến thị trường bị ảnh hưởng.

Chúng ta có thể nhận biết hiện tượng bong bóng kinh tế thông qua nền kinh tế Nhật Bản. Từ sau năm 1980 các ngân hàng đồng loạt bãi bỏ quy định dẫn đến giá cổ phiếu và bất động sản tăng lên cao. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tranh giành và ôm rất nhiều cổ phiếu. Sau một thời gian, các nhà đầu tư cổ phiếu rơi vào khủng hoảng do giá trị cổ phiếu giảm mạnh.

Khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho nền kinh tế suy thoái
Khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho nền kinh tế suy thoái

Hậu quả của tình trạng khủng hoảng nền kinh tế

Nếu tình trạng khủng hoảng nền kinh tế tiếp tục xảy ra thì chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu bởi các cuộc khủng hoảng gây ra những thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế, giáo dục và con người. 

Trước hết, tình trạng này làm cho năng lực sản xuất bị tàn phá một cách trầm trọng. Hàng loạt nhà máy phải ngừng sản xuất, cổ phiếu chạm đáy, các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Cuối cùng, hàng loạt người lao động mất việc do chịu ảnh hưởng khi tình trạng này kéo dài.

Khủng hoảng kinh tế kéo dài sẽ tác động tiêu cực lên nền giáo dục và chất lượng cuộc sống. Giáo dục – “nguồn lực con người” chính là nhân tố chủ chốt trong việc tăng trưởng kinh tế. Vì thế những tác động lên nhân tố này sẽ gây ra những hậu quả lâu dài. 

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, dinh dưỡng và điều kiện giáo dục sẽ không thể đáp ứng đủ cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời môi trường tệ nạn khi tình trạng này xảy ra sẽ làm những giới trẻ không thể phát triển tư duy. Tất cả những điều trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.

Bài học rút ra sau những cuộc khủng hoảng kinh tế

Kinh tế thế giới hiện nay vẫn còn nhiều biến động và phức tạp. Chiến tranh xảy ra tạo ra nhiều tác động xấu đến nền kinh tế thị trường. Chính vì thế để tránh những cuộc khủng hoảng trong tương lai chúng ta cần rút những bài học kinh nghiệm và các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. 

Trước hết, nhà nước cần hoạch định sẵn kế hoạch sẵn để phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả và ổn định. Cùng với đó, nhà nước cần tăng cường vai trò của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Qua đó sẽ tránh được những rủi ro và nguy hiểm tác động đến thị trường.

Ngoài ra, nhà nước cần phải bảo vệ quyền lợi của người sử dụng tài chính. Cần chuẩn hóa hệ thống thông tin để tăng cường bảo mật cũng như cập nhật tình hình tài chính kinh tế một cách nhanh chóng.

Chúng ta không thể tránh khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai. Vì vậy, cần xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi tình trạng khủng hoảng xảy ra.

Mỗi quốc gia cần phải tự chủ nền kinh tế của mình
Mỗi quốc gia cần phải tự chủ nền kinh tế của mình

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Có thể thấy, khủng hoảng kinh tế xuất hiện do nhiều nguyên nhân và có hậu quả khá nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin vừa được đề cập qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Bài viết gần đây