Lễ hội Chùa Hương – Nét đẹp văn hoá xa xưa của người Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội nổi tiếng từ thời xa xưa của Việt Nam, thu hút đông đảo khách du lịch thập phương về tham dự mỗi dịp đầu năm. Nét văn hoá đẹp đẽ này đã thể hiện lịch sự lâu dài cùng tập quán sinh sống đặc trưng của người Hà Nội. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thời gian cũng như kinh nghiệm đi lễ nhé.

Địa điểm diễn ra lễ hội Chùa Hương ở đâu?

Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng của Việt Nam, có địa điểm tổ chức là khu thắng cảnh Chùa Hương nằm tại địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Chùa Hương được đánh giá là một trong những khu thắng cánh với những quần thể tín ngưỡng quy mô lớn gồm đền thờ, đình thờ và chùa và mang đậm nét văn hoá xa xưa.

Cái tên của lễ hội Chùa Hương và khu thắng cảnh được đặt tên theo cụm đền chính của vùng này, đó chính là Chùa Hương và nằm tại động Hương Tích hay còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Trong. Lễ hội ở đây được tổ chức hàng năm với lượng du khách thập phương đổ về rất đông đảo cùng các Phật tử trên cả nước.

Hội Chùa Hương tại Mỹ Đức - Hà Nội từ xa xưa đã rất nổi tiếng
Hội Chùa Hương tại Mỹ Đức – Hà Nội từ xa xưa đã rất nổi tiếng

Nguồn gốc xa xưa của lễ hội Chùa Hương

Hội Chùa Hương gắn liền với một tín ngưỡng của dân gian đó là thờ Chúa Ba. Theo truyền thuyết kể lại, trước kia Chúa Ba chính là công chúa Diệu Thiện và là ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã tới vùng núi Hương Sơn thu hành và đắc đạo thành Phật trong 9 năm. Sau đó, người đắc đạo đi cứu độ chúng sinh và ngày Phật đản cùng hình thành từ đó, là ngày 19/2 âm lịch.

Vào tháng 3 năm Canh Dần, tức năm 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cùng quần thần tuần du Trấn Sơn Nam. Khi đó, người đã vào động Hương Tích để thắp hương và vãn cảnh rồi để lại trên vách đá ngay tại cửa động dòng chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Động Hương Tích là nơi linh địa mà giờ đây cũng thêm đắc địa lòng người nhờ những lời ca ngợi tuyệt vời của nhà Chúa. Bởi lẽ nơi đây là nơi thờ Phật Bà Quán Thế Âm nên lại càng thêm sinh tình, trở thành chỗ dựa tinh thần của lòng dân nhằm cầu nguyện mọi điều tốt lành và luôn được bình an trong cuộc sống.

Có thể khẳng định chính Chúa Trịnh Sâm đã là người nâng tầm vị thế của động Hương Tích và ngày nay đã trở thành một trong những di tích lịch sử lớn mạnh, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của hội Chùa Hương cho tới tận bây giờ. Phật tử tới du xuân và tham gia lễ hội ngày một đông nhưng cho tới năm 1896 mới thực sự được tổ chức quy củ và có nghi thức riêng.

Ý nghĩa sâu sắc của lễ hội Chùa Hương

Lễ hội khu di tích Chùa Hương không chỉ đơn giản là một lễ du xuân nữa mà còn mang trong mình một ý nghĩa lớn lao và ghi lại một dấu ấn sâu sắc của văn hoá tín ngưỡng của người Bắc Bộ. Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng được thể hiện trong phần lễ với tổng thể tôn giáo Việt Nam, gồm có Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

Về phần hội, hội Chùa Hương là sự kết hợp độc đáo của những nét văn hoá dân tộc cùng vẻ đẹp tinh túy của đất trời thiên nhiên. Du khách đến với hội Chùa Hương không chỉ hướng tâm hồn mình và tưởng nhớ những bậc siêu nhiên mà còn cảm nhận được sự hòa hợp đến ngạc nhiên của con người và đất trời nơi đây, đồng thời thể hiện sự đoàn kết dân tộc của những con người từ mọi nơi mà đổ về một điểm hẹn.

Không chỉ có thế, lễ hội Chùa Hương còn mang trong mình khát vọng hòa hợp thực – mơ, tiên – tục của những con người Việt Nam chất phác và thân thiện. Nhân ái thuở xưa đã cảm nhận được điều đó qua những hành động con người làm và trao truyền cho tới tận ngày nay.

Lễ hội Chùa Hương mang trong mình những ý nghĩa vô cùng sâu sắc
Lễ hội Chùa Hương mang trong mình những ý nghĩa vô cùng sâu sắc

Hội Chùa Hương kéo dài trong bao lâu?

Chùa Hương từ xa xưa đã trở thành địa điểm tâm linh với tiềm năng du lịch hấp dẫn tại miền Bắc, đặc biệt là vào những dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội Chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch nên du khách có thể thoải mái thời gian đi vãn cảnh và tham quan.

Thời gian cụ thể khai hội Chùa Hương bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng mỗi năm, và đây chính là ngày mở cửa rừng của những người dân địa phương và sau ngày được đặt làm ngày khai hội cho tới tận bây giờ. Tuy kéo dài trong 3 tháng nhưng đỉnh cao của hội Chùa Hương vẫn là rằm tháng Giêng tới 18/2 Âm lịch.

Khoảng thời gian tổ chức hội Chùa Hương diễn ra khá lâu
Khoảng thời gian tổ chức hội Chùa Hương diễn ra khá lâu

Kinh nghiệm tham gia lễ hội Chùa Hương cho du khách

Du lịch tại chùa Hương vào dịp đầu xuân năm mới chính là một trong những hoạt động lớn, có thể thu hút được hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước tới vãn cảnh và thắp hương. Tuy nhiên, bất kể đi cùng gia đình, bạn bè hay một mình thì bạn cần cần lưu ý những điều dưới đây để không vô tình mắc phải những sai lầm không đáng có khi du lịch.

Chuẩn bị đầy đủ đồ lễ và tư trang từ nhà

Nhiều người thường sẽ không chú ý tới vấn đề này và nghĩ tới chùa sẽ mua sau nên không sắm lễ từ nhà mang đi. Tuy nhiên, là địa điểm du lịch nên tình trạng “chặt chém” giá khiến du khách phải mua đồ lễ cúng với giá cao ngất ngưởng là điều dễ thấy. Do đó, kinh nghiệm xương máu là bạn hãy chuẩn bị trước và đầy đủ những lễ dâng chùa như sớ, hương, các loại bánh trái.

Bên cạnh đó, do có thể đi qua ngày và trong một ngày dài sẽ cần nghỉ ngơi, bạn hãy chủ động chuẩn bị những món đồ ăn uống gọn nhẹ và thuốc men để chuyến đi không bị động. Một số vật dụng cần chuẩn bị trước và mang theo gồm có nước lọc, xôi, bánh mì, trái cây, thuốc đau bụng, men tiêu hoá, băng urgo và salonpas,…

Ăn mặc trang phục lịch sự và gọn gàng khi đến lễ hội Chùa Hương

Chùa Hương là một nơi linh thiêng nên cho dù tới vãn cảnh hay tham gia những hoạt động lâm linh đều cần lựa chọn những trang phục gọn gàng và lịch sự, tuyệt đối không được ăn mặc hở hang và nên mặc quần áo thay vì mặc váy. Ngoài ra, khi tham gia hội Chùa Hương, bạn cũng phải leo bộ nhiều nên tốt nhất là lựa chọn đi những đôi giày thể thao hoặc giày bệt thoải mái.

Theo dõi trước dự báo thời tiết khu vực Chùa Hương

Sẽ thật tiếc nếu bạn háo hức chuẩn bị cho chuyến đi du lịch hội Chùa Hương mà lại gặp trời mưa. Do đó, để có chuyến du lịch thuận lợi và suôn sẻ nhất, bạn hãy xem trước dự báo thời tiết và nên chọn những ngày nắng ráo, đồng thời vẫn cần mang theo ô, áo mưa để đề phòng.

Tham gia lễ hội Chùa Hương cần có các kinh nghiệm “xương máu”
Tham gia lễ hội Chùa Hương cần có các kinh nghiệm “xương máu”

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo trước giá cả tránh bị chặt chém

Du lịch Chùa Hương ngày một phát triển nên tình trạng “chặt chém” giá cả với đồ lễ, đồ kỉ niệm, đồ ăn uống hoặc những dịch vụ là điều không thể tránh khỏi mà thậm chí là rất nhiều. Do đó, để tránh bị chặt chém khi tham gia hội Chùa Hương, bạn nên tham khảo trước giá cả của các sản phẩm và dịch vụ như vé đò, cáp treo,…

Tự bảo quản tư trang khi tham gia lễ hội Chùa Hương

Đi tham dự lễ Chùa Hương, lượng du khách hàng ngày lên tới con số hàng nghìn, rất đông đảo và tấp nập nên khó tránh khỏi những kẻ gian trộm cắp. Vì vậy tốt nhất là bạn nên chủ động bảo quản tư trang cá nhân của mình, hãy đeo túi xách vào người rồi khoác thêm một chiếc áo bên ngoài. Tiền không được bỏ trong bao ao, bao quần vì rất dễ bị móc túi.

Những thông tin về lễ hội Chùa Hương cùng kinh nghiệm tham gia du lịch lễ hội đã được cung cấp một cách đầy đủ ở bài viết trên đây. Chúc bạn và gia đình có những trải nghiệm thú vị và hưởng thụ kỳ nghỉ lễ vui vẻ tại đây nhé.

Bài viết gần đây