Quan sát cực quang ở đâu? 5 địa điểm quan sát đẹp nhất

Cực quang là gì? Quan sát cực quang ở đâu? Nếu bạn là một người thích chinh phục thiên nhiên, khám phá cái đẹp thì chắc chắn không thể nào bỏ qua hiện tượng cực quang – “dải lụa phát sáng” nhiều màu mà ít người chỉ được nghe chứ chưa được thấy. Tuy nhiên việc chinh phục được hiện tượng cực quang không phải là điều dễ dàng, cùng theo chân mình khám phá và hiểu sâu hơn nữa về cực quang là gì và những điểm ngắm cực quang đẹp nhất thế giới nhé!

Cực quang là gì?

Theo thiên văn học thì cực quang là một hiện tượng quang học, cực quang mang theo ánh sáng như một dải lụa phát sáng trên bầu trời đêm. Đây là một hiện tượng được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời kết hợp với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Khi mặt trời xảy xa sự phun trào thì đó là thời điểm các cực quang mạnh mẽ nhất. Bầu trời về đêm là thời gian các dải màu sáng rực rỡ này liên tục di chuyển và thay đổi, cách mặt đất khoảng 80km.

 Trên Trái Đất, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh các cực quang được sinh ra do sự tương tác mạnh mẽ của các hạt trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh. Nên khi cực quang xuất hiện ở bán cầu Bắc sẽ được gọi là Bắc Cực Quang và ngược lại ở bán cầu Nam sẽ gọi là Nam Cực Quang.

Theo truyền thuyết về cực quang thì những người sống rải rác ở các vùng phía Bắc Canada,… tin rằng cực quang là vầng sáng được tách từ khe hở trên vòm trời ngăn cách mặt đất với thiên đường.

Cực quang là gì?
Cực quang là gì?

Quan sát cực quang ở đâu?

Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ cực quang là gì cũng như nguyên nhân hình thành hiện tượng này rồi đúng chứ? Vậy bây giờ mình sẽ giới thiệu đến bạn top 5 địa điểm ngắm cực quang đẹp nhất thế giới để bạn tham khảo nhé:

1. Đỉnh núi Kirkjufell tại nước Iceland – Quan sát cực quang ở đâu?

Tại đỉnh núi Kirkjufell nằm trên bờ biển phía tây, vùng ngoại ô Reykjavík hay từ khu vực ngọn hải đăng Grotta là nơi có thể chiêm ngưỡng cực quang tuyệt đẹp. Ngay cả khi không có ánh sáng phía Bắc, Iceland vẫn là một địa điểm đáng để tham quan, với các sông băng, mạch nước phun, thác nước lớn và núi lửa. Tuy nhiên thời tiết không phải lúc nào cũng hợp tác, du khách nên đi vào thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 4 tại đỉnh núi Kirkjufell.

2. Thành phố Fairbanks – Quan sát cực quang ở đâu?

Tại Mỹ, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4. Thành phố Fairbanks, bang Alaska nằm chỉ hai độ dưới Bắc Cực gần sân bay quốc tế và gần Công viên Quốc gia Denali đầy ấn tượng. Fairbanks là nơi tốt nhất ở Mỹ để chụp lại những dải cực quang tuyệt vời phía Bắc.

3. Hồ Prosperous – Quan sát cực quang ở đâu?

Canada được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng.

Quan sát cực quang ở đâu? Khoảng thời gian từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 4 tại hồ Prosperous, Yellowknife, thủ phủ vùng tây bắc Canada chính là thời điểm hợp lý nhất để chiêm ngưỡng cực quang. Còn đối với các khu vực như thị trấn Churchill, công viên Wood Buffalo hay vườn quốc gia Jasper, hiện tượng này diễn ra từ đầu tháng 8 đến tháng 5.

  1. Na Uy – Quan sát cực quang ở đâu?

Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa khác biệt phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím. Tromsø , khu đô thị lớn nhất ở miền bắc Na Uy là một nơi cực kỳ thu hút du khách đến ngắm cực quang. Nơi đây có phong cảnh đẹp, vịnh hẹp tráng lệ và dãy núi Lyngen Alps, nằm cách vòng cực bắc khoảng 350 km.

5. Tasmania

Nam Bán cầu có ít địa điểm ngắm cực quang hơn Bắc bán cầu, trong đó Tasmania thuộc Australia và New Zealand là 2 nơi có thể chiêm ngưỡng cực quang ở đường chân trời phương Nam do nằm gần châu Nam Cực. Đây là nơi du khách có thể đến ngắm quanh năm mà không cần đợi.

Quan sát cực quang ở đâu?
Quan sát cực quang ở đâu?

Hiện tượng cực quang hình thành như thế nào?

Sau khi hiểu cực quang là gì rồi, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu hiện tượng cực được hình thành như thế nào nhé!

Để tạo ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp này thì bắt buộc phải có sự bức xạ. Cụ thể khi các hạt mang điện tích từ gió mặt trời và tầng khí quyển ở phía trên Trái đất tương tác với nhau tạo ra sự bức xạ và sản sinh ra hiện tượng cực quang.

Khi đi sâu vào khí quyển, các làn gió được tạo ra bởi sự phun trào hàng loạt của mặt trời các hạt mang điện tới Trái Đất một khi tiếp xúc với khí quyển của Trái Đất, các làn gió điện sẽ bị tần khí quyển chặn lại tạo ra hiện tượng xung đột điện từ. Do thành phần khí quyển chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, do đó sẽ tạo ra nhiều dải màu khác nhau trên bầu trời đêm.

Nếu như bạn đang thắc mắc gió mặt trời là gì, mình sẽ giải thích ngay dưới đây để bạn hiểu rõ nhé!

Gió mặt trời là gì?

Gió mặt trời là một dòng plasma, các hạt tích điện được tạo ra bởi sự va chạm của các nguyên tử trong sức nóng dữ dội của bầu khí quyển mặt trời, hay còn gọi là vầng hào quang. Các hạt mang điện này, chủ yếu là proton và electron, có từ trường riêng. Chúng đến Trái đất với tốc độ từ 350 đến 400 km mỗi giây. Từ quyển của Trái đất, vùng mà các đường sức từ của Trái đất chạy, tạo thành một chướng ngại vật đối với gió Mặt trời, phân chia để đi qua xung quanh nó. Một số lượng nhỏ các hạt mang điện này xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất gần với các cực từ trường, theo đường sức từ của Trái đất.

Gió mặt trời là gì?
Gió mặt trời là gì?

Gió mặt trời không bất biến mà tuân theo chu kỳ hoạt động mười một năm. Ngoài ra, nó có đầy những dòng xoáy và gió giật làm thay đổi cường độ của gió. Các lỗ vành khuyên là các điểm, thường gần đường xích đạo, nơi các “luồng gió” vật chất chảy nhanh chảy ra từ mặt trời. Thậm chí, kịch tính hơn là các vụ phóng khối lượng lớn ở phía sau, hay còn gọi là CME. Các từ trường phức tạp trên bề mặt mặt trời phóng ra hàng tỷ tấn plasma với tốc độ cực cao.

Đặc điểm của hiện tượng cực quang

Cực quang có một đặc điểm chung đó là có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nguyên do là vì các cơn gió mang điện tích từ Mặt Trời tới Trái Đất là khác nhau. Vì thế nên các dải ánh sáng sẽ mang kích thước và màu sắc khác nhau.

Các cung cực quang sáng và rõ ở độ cao lên tới 100km trên bề mặt Trái Đất. Lúc mới bắt đầu xuất hiện, các cung cực quang gần như đứng im, sau đó chúng mới từ từ chuyển động và đổi hướng.

Cực Quang thông thường sẽ có màu vàng ánh lục. Tuy nhiên, ở trên đỉnh sẽ có thường có màu đỏ. Một số dải khác sẽ có màu lam nhạt, đây là kết quả của sự va chạm của ánh sáng mặt trời và phần đỉnh của các tia cực quang.

Có thể bạn chưa biết cực quang có một đặc điểm đó là mang nhiệt. Ngoài việc tạo ra các ánh sáng với nhiều dải màu khác nhau, các hạt mang năng lượng còn có khả năng tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại và các trận gió mạnh trên lớp khí quyển, nhiệt có thể bị tiêu tan. Trên đây là thông tin về quan sát cực quang ở đâu cho bạn. 

Bài viết gần đây