Tục lệ bày mâm ngũ quả ngày tết nguyên đán đã trở thành truyền thống quen thuộc của người Việt mỗi dịp Tết đến. Thế nhưng, không phải ai cũng biết ý nghĩa cũng như cách bày mâm ngũ quả sao cho đúng. Trong bài viết này mình sẽ nhắc bạn về ý nghĩa mâm ngũ quả trong tâm thức người Việt.
Ý nghĩa của từng loại quả đối với các cách bày mâm ngũ quả
Ý nghĩa của Chuối hoặc phật thủ
Chuối và Phật thủ có hình dáng tựa bàn tay, cầu mong tổ tiên, trời phật chở che, ban bình an.
Ý nghĩa của Bưởi, dưa hấu
Bưởi và dưa hấu có dáng quả tròn căng, vị ngọt mang ý cầu mong năm mới may mắn.
Ý nghĩa của Hồng, quýt, đào
Hồng, quýt, đào là các quả có màu sắc rực rỡ, là biểu trưng cho sự thành công, thăng tiến trong công việc.
Ý nghĩa của Lê
Lê là loại trái cây có vị ngọt thanh ngụ ý công việc và cuộc sống luôn suôn sẻ, như ý.
Ý nghĩa của Lựu
Lựu là trái cây có thịt quả nhiều hạt, cầu mong năm mới sung túc, con đàn cháu đống.
Ý nghĩa của Táo đỏ, sung
Ý nghĩa của Táo đỏ và sung là cầu phú quý, phúc lộc đến với gia đình và người thân yêu.
Ý nghĩa của Thanh long
Thanh long là trái cây mang ngụ ý rồng mây tụ hội, đem đến hưng thịnh cho gia đình.
Ý nghĩa của Dừa, đu đủ
Ý nghĩa của Dừa và đu đủ chính là cách phát âm đọc giống từ “vừa”, ý chỉ sự đầy đủ, trọn vẹn, thịnh vượng.
Ý nghĩa của Xoài
Có âm đọc tương tự như “xài”, thường dùng trong mâm ngũ quả miền nam với ý nghĩa phúc lộc đầy đủ.
Tại sao lại gọi là mâm ngũ quả ngày tết?
Quan niệm phương Đông thường tuân theo các nguyên tắc về phong thuỷ, ngũ hành. Ngũ hành đó gồm Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ ứng với “ngũ” trong mâm ngũ quả. Cách bày mâm ngũ quả là dùng năm loại quả có năm màu sắc tương ứng với ngũ hành.
Năm loại quả sử dụng để bày mâm mang ý chỉ những thành quả lao động. Nhân dân ta dùng nó để dâng lên đất trời và cầu mong một năm mới tốt đẹp. Từ “ngũ” cũng thể hiện cho năm mong ước của người Việt Nam là phú, quý, thọ, khang, ninh. “Quả” là trái cây thường có nhiều hạt, có múi, có loại mọc thành chùm và sinh ra từ hoa. Chúng là biểu tượng cho sự sung túc, tràn đầy và là sự tái sinh. Năm loại quả đại diện cho các loại trái cây trên trời đấy. Từ đó, “ngũ quả” còn mang ý chỉ thành quả lao động một năm qua của nhân dân.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết theo quan niệm ba miền
Tuỳ quan niệm và tuỳ khí hậu địa lý mà mỗi vùng miền sử dụng những loại quả khác nhau. Đối với người miền Bắc, chuối và bưởi là hai loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả. Theo phương thức truyền thống, nải chuối bày dưới cùng, bưởi đặt chính giữa, bên trên nải chuối. Nải chuối có hình dáng giống bàn tay, biểu trưng cho sự che chở của trời Phật. Xung quanh bày đào, hồng, quýt xen kẽ nhau sao cho đẹp mắt.
Mâm ngũ quả Miền Trung
Người miền Trung có cách bày mâm ngũ quả đơn giản, tương tự như miền Bắc. Quả nặng và to như dưa hấu đặt ở dưới cùng đỡ lấy những quả nhỏ hơn. Xung quanh bày xoài, táo, cam, bưởi, dứa, mãng cầu… Những quả nhỏ như sung, nho xen kẽ bên trên để lấp đầy chỗ trống. Bên cạnh đó, người miền Trung còn điểm thêm vài nhành cúc để trang trí mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả Miền Nam
Người miền Nam dùng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung cho mâm ngũ quả. Năm quả này đọc lái gần giống câu “Cầu vừa đủ xài sung”. Điều này nói lên lời cầu mong năm mới đầy đủ, sung túc. Người miền Nam có cách bày mâm ngũ quả theo hình tháp. Quả dáng to và nặng đặt trước làm thế tựa để bày những quả nhỏ hơn.
Tóm lại, mâm ngũ quả ngày tết không nhất thiết chỉ có năm loại quả. Người ta có thể thêm vào những loại quả dùng để trang trí. Tuy nhiên, dù có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, nhưng ý nghĩa thì chỉ có một. Đó là thành quả lao động của nhân dân và những mong ước về năm mới bình an, sung túc.