Mỗi năm một lần vào dịp cuối năm mọi người dù làm ăn ở xa quê hương vẫn quay về nhà để quây quần bên gia đình vào dịp lễ tết. Đây là dịp lễ tết lớn nhất trong năm không riêng gì Việt Nam mà ở cả những nước Đông Á. Vây Tết Nguyên Đán là gì và có ý nghĩa như thế nào? Bài viết sẽ bật mí thông tin cho bạn đọc cùng tìm hiểu về tết cổ truyền của dân tộc ngay sau đây.
Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên đán là một dịp lễ quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Những ngày này được tính vào ngày mùng một, mùng hai và mùng ba đầu năm Âm lịch. Tết này còn nhiều tên gọi khác nhau như Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền….
Theo phiên âm của chữ Hán Việt, Tết Nguyên Đán được hiểu là sự khởi đầu, bắt đầu của một năm mới. Theo đó, người dân từ muôn phương gần đến ngày này thường tìm về quê hương, nơi mình sinh ra cùng với gia đình đón tết sum vầy, hạnh phúc bắt đầu một năm mới ấm no và thành công hơn.
Thời gian Tết Nguyên Đán
Thời gian Tết sẽ được tính từ ngày đầu tiên năm âm lịch tức là từ ngày mùng một và kết thúc vào ngày mùng 3. Tết ta sẽ đến sau ngày Tết Dương Lịch từ một đến hai tháng.
Thời điểm này là lúc người nông dân nhàn rỗi, có thời gian nghỉ ngơi để tiếp tục cho một mùa vụ mới. Theo truyền thống, người dân Việt đều làm nông, thế nên lễ tết vào thời điểm này là lúc họ có thời gian nghỉ ngơi, quây quần bên nhau cùng nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị khởi hành cho một năm mới tốt đẹp hơn.
Tết Nguyên Đán hình thành do đâu?
Hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Trung Quốc và đa phần thông tin đều cho rằng Tết âm lịch có nguồn gốc từ 1000 năm thời Bắc thuộc do Trung Quốc du nhập sang. Tuy nhiên theo cổ tích Việt Nam truyện “Bánh chưng bánh dày”, dịp lễ tết bày có từ đời vua Hùng tức là từ trước thời Bắc thuộc.
Mặc dù có nhiều tranh cãi về nguồn gốc hình thành của Tết Nguyên Đán nhưng có thể thấy ở mỗi nước lại có những đặc trưng rất riêng. Và những ngày đầu năm lễ tết người Việt đều có những phong tục mang đậm văn hoá Việt Nam.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là một thời điểm thể hiện cho sự giao thoa của trời đất là sự vận hành của 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Một chu trình kết thúc mang ý nghĩa cho nền kinh tế. Cụ thể với người Việt Tết cổ truyền có những nét đặc trưng sau đây.
Dịp thể hiện lòng thành kính với ông bà
Đây là cơ hội để con cháy trong nhà tập trung vè chuẩn bị những hương hoa, mâm cỗ để dân lên thờ ông bà tổ tiên. Theo quan niệm của người xưa những ngày này ông bà tổ tiên sẽ về ăn Tết với con cháu, nên để thể hiện lòng thành, sự hiếu thảo người Việt thường làm những cúng vào những ngày này để mong các cụ phù hộ, độ trì cho gia đình mạnh khỏe và phát tài hơn.
Là ngày may mắn và hy vọng
Năm mới là sự tượng trưng của một sự khởi đầu mới, người Việt thường hay đi chùa để cầu phúc, cầu lộc cho một năm mới. Bởi theo quan niệm Tết là xua đuổi đi những điều kém may mắn và đón về những hy vọng và tốt đẹp nhất. Vì thế, cũng vào dịp này nhiều người cũng chọn để khởi điểm cho một công việc hay dự định nào đó.
Gia đình quây quần bên nhau
Vì điều kiện, vì công việc nên các thành viên trong gia đình thường đi làm ăn, công tác xa nhà. Chính vì thế, dịp lễ tết này sẽ là lúc mọi người quây quần bên nhau, ngồi bên nồi bánh chưng để cùng đón giao thừa chúc nhau một năm mới an khang và thịnh vượng hơn.
Ngoài ra, thời gian này cũng là lúc con cháu tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành bằng những tình cảm chân thật nhất. Cũng dịp này mà con cái cháu chắt sẽ có những món quà để tặng vào ngày Tết.
Tết Nguyên Đán thêm một tuổi mới
Cũng dịp này mà mọi người thường chúc mừng nhau đã thêm một tuổi mới. Đây là dịp để gửi những phong bao lì xì đầu năm với lời cầu chúc cho một tuổi mới nhiều điều may mắn và sức khỏe. Chúc các em nhỏ nhanh lớn, ngoan ngoãn, chúc các cụ già khỏe mạnh sống lâu cùng con cháu.
Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt
Gần đến ngày tết, vào ngày 23 hằng năm mỗi nhà đều làm một mâm cỗ để cúng ông Táo phóng sinh con cá chép. Nhằm mục đích rằng tiễn ông công ông Táo lên thiên đình để tâu với thiên đình một năm qua dưới hạ giới. Ngoài ra, trong dịp này người dân Việt còn nhiều phong tục khác như:
Gói bánh chưng, bánh tét
Vào mỗi độ xuân về, ngoài chợ bán đầy lá dong, lá chuối, ống giang để phục vụ cho việc gói bánh chưng. Đây là một loại bánh truyền thống không thể thiếu của bất cứ gia đình nào vào ngày Tết Nguyên Đán, vừa thắp hương cúng ông bà tổ tiên lại vừa làm quà tết cho bạn bè, người thân.
Ở một số vùng vẫn đang có tập tục gói bánh trước tết để có những nồi bánh chưng đêm giao thừa ấm cúng, cùng trò chuyện thâu đêm. Truyền thống này mãi được duy trì cho tới ngày nay và nó được xem như một nét đẹp văn hoá.
Lau dọn nhà, cửa đón Tết Nguyên Đán
Đối với người Việt, lau dọn nhà cửa thật sạch vào dịp cuối năm có ý nghĩa là loại bỏ đi những điều đã cũ và đón vào nhà những điều mới mẻ, tài lộc. Do đó, những thành viên cùng nhau dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, xe cộ để nhà mới hơn. Bên cạnh đó, để đón một năm mới ý nghĩa, nhà nhà mua hoa về chưng tết để cho mọi điều tốt đẹp, may mắn và tài lộc,….
Bày mâm ngũ quả
Người Việt thường có phong tục bày một mâm ngũ quả tươi đẹp nhất lên bàn thờ tổ tiên trong dịp tết cổ truyền. Tại mỗi vùng miền sẽ có cách lựa chọn loại quả khác nhau. Nhưng tất cả đều cầu mong cho ông bà phù hộ để có một năm mới tốt đẹp hơn năm cũ.
Tảo mộ
Đây cũng là phong tục diễn ra cận ngày tết, vào những ngày này con cháu sẽ tập trung lên mộ ông bà để làm sạch và viếng thăm. Phong tục này cũng thể hiện sự thành kính và con cháu muốn đón ông bà tổ tiên về để ăn tết cùng với gia đình.
Cúng tất niên Tết Nguyên Đán
Một trong những phong tục từ xưa tới ngày nay của người dân Việt Nam đó chính là cũng tất niên. Lễ cúng này sẽ diễn ra vào đêm ngày 30 tết để mời ông bà về cùng ăn tết với gia đình. Cũng là lễ đánh dấu một năm cũ khép lại và bắt đầu một năm mới sum vầy, an khang hơn.
Xông đất
Sau khoảnh khắc giao thừa, theo tục lệ người Việt ai là người bước vào nhà mình đầu tiên sẽ là người xông đất. người này sẽ hợp tuổi với gia chủ cầu mong cho một năm mới an lành, làm ăn thuận lợi với sức khỏe dồi dào hơn, ấm no hơn. Ngoài ra, người Việt còn chúc tết và mừng tuổi mới trong dịp Tết Nguyên Đán để mong sao thêm một tuổi mới sẽ thêm tốt đẹp và bình an hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Giỗ Tổ Hùng Vương – Ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam
- Lễ hội Chùa Hương – Nét đẹp văn hoá xa xưa của người Hà Nội
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được Tết Nguyên Đán từ đâu và ý nghĩa cũng như các phong tục của người Việt trong dịp này. Mong rằng, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về một ngày lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam.