Hằng năm cứ đến ngày 10 – 3 âm lịch tất cả người dân Việt Nam dù ở bất cứ nơi nào cũng đều nhớ về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử dân tộc hào hùng cũng như truyền thống của dân tộc, bài viết sẽ bật mí một số nội dung về ngày lễ này cho bạn tham khảo nhé.
Thông tin về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày này còn được biết với cái tên ngày hội Đền Hùng được tổ chức để thể hiện sự tưởng nhớ lòng biết ơn đối với các anh hùng đã hi sinh cho dân tộc ta.
Ngày lễ này đã sớm chiếm được sự quan tâm của mọi người trên khắp mọi miền của tổ quốc. Đây cũng được xem là một thời điểm để mọi người nghỉ ngơi, có những chuyến du lịch và vui chơi bên gia đình, người thân. Qua đó đây là cơ hội giúp thành viên gần gũi hơn và cũng như một dốc mốc nhắc lại về một thời oanh liệt của dân tộc để biết được công lao to lớn của anh hùng trong dựng nước và giữ nước.
Ngày giỗ này được tổ chức vào ngày 10/3 hằng năm âm lịch tại Thành phố Việt Trì của Tỉnh Phú Thọ. Cứ mỗi dịp đến ngày lễ là người dân Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc và người Việt sinh sống ở nước ngoài lại hướng về cội nguồn để tưởng nhớ đến công ơn của các anh hùng và thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương thành lập do đâu?
Theo lịch sử ghi chép, từ thời nhà Đinh cho đến nhà Tiền Lê vẫn luôn cũng bái và lễ hương ở trong ngôi đền. Tại đây mọi người trên khắp đất nước đều hướng về cội nguồn để làm lễ bái cầu nguyện cho gia đình và tưởng nhớ công lao của tổ tiên.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được các triều đại công nhận và sớm trở thành một ngày quốc lễ mang ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ thời xa xưa, các triều đại đã bàn giao công việc quản lý, trông nôn, trùng tu và cúng bái cho người dân bản địa và làm giỗ vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm.
Trải qua thăng trầm và biến cố trong lịch sử, có thể nhận thấy rằng thời Vua Hùng đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trải qua 18 đời vua Hùng, chiến đấu oai hùng với giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước. Qua đó, không chỉ chứng minh được tinh thần yêu nước mà còn là một lòng đoàn kết quyết tâm xây dựng đất nước độc lập và tự do, hạnh phúc.
Giỗ Tổ Hùng Vương mang ý nghĩa gì?
Mặc dù vào ngày này toàn dân tộc Việt Nam đều đón lễ và tưởng nhớ tới công lao của các anh hùng dân tộc Việt Nam. Thế nhưng chỉ có những tầng lớp đi trước mới hiểu rõ được ý nghĩa của ngày lễ này, với giới trẻ nhiều người còn chưa hiểu rõ.
Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện sự thành kính, biết ơn
Ngày Giỗ Tổ là dịp tổ chức để thể hiện sự thành kính và lòng biết ơn của toàn thể con cháu đối với các vị vua Hùng những người đã đổ máu, hy sinh thầm lặng cho dân tộc Việt Nam. Cũng qua đó, muốn nhắc lại cho lớp trẻ biết được truyền thống yêu nước và uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Đây cũng là ngày mà toàn Đảng, toàn dân luôn đoàn kết thống nhất và mãi khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Sẽ mãi và luôn như vậy cho tới các thế hệ mai sau.
Đề cao niềm tự hào và thể hiện văn hoá Việt Nam
Ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương cũng là thời điểm ôn lại một thời hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong việc chống giặc ngoại xâm. Qua đó, mỗi con người sẽ tự ý thức về trách nhiệm cũng như không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức để cống hiến cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
Có như vậy mới có thể đền đáp xứng đáng cho công lao của cha anh đi trước. Ngày Giỗ Tổ là một ngày hội lớn dù đang làm việc, sinh sống và công tác ở đâu nhưng trái tim và tinh thần vẫn luôn hướng về cội nguồn. Đây được xem là một trong những phong tục tập quán được lưu giữ và trường tồn theo thời gian.
Những nghi lễ của Giỗ Tổ Hùng Vương
Mặc dù cả đất nước đều cũng Giỗ Tổ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thế nhưng trên thực tế, đây chỉ là một phần của lễ hội và lễ hội này đã được diễn ra trước ngày lễ chính một tuần. Có không ít các hoạt động diễn ra mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Những yếu tố tạo nên lễ hội
Để có thể chuẩn bị cho một lễ hội trang trọng và ý nghĩa nhất, ban quản lý khu đền Hùng cùng với các đơn vị liên quan và người dân địa phương đã phải có công tác chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng gồm có:
- Lễ vật: Theo truyền thống lịch sử dân tộc chắc chắn sẽ phải có bánh chưng, bánh giầy, làm thịt trâu, thịt lợn hoặc thịt bò để cúng tế các vị vua.
- Tiếp đó là chuẩn bị nghi thức đọc lời nguyện trước đền thờ như một lời thề của toàn thể con cháu dân tộc Việt Nam đền đáp xứng đáng công lao của anh hùng.
- Sau đó là phần đánh trống đồng, đội ngũ đánh trống phải tập luyện từ trước để có được những hồi trống đúng nhất, chuẩn nhất.
- Đoàn rước kiệu được trang trí nổi bật, ô lọng lộng lẫy, sơn son thiếp vàng
- Trang phục quan triều đình thời xa xưa như mũ cánh chuồn, quần áo thụng mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Các nghi lễ chính Giỗ Tổ Hùng Vương
Ở phần hội sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian để là lúc người dân thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó như chơi kéo co, thi vật, thi bơi,… Về phần lễ sẽ có hai lễ nghi chính thức được tổ chức đúng vào ngày 10/3 đó là:
- Lễ rước kiệu vua: Lễ này được tổ chức như một đám rước kiệu với đầy đủ các phụ kiện cờ hoa, lọng với những bộ trang phục truyền thống ngày xua. Lễ này bắt đầu từ chân núi đi qua những đền thờ và đến đền chính để làm lễ.
- Lễ dâng hương: Những người hành hương đến đền Hùng và thắp vài nén hương để thể hiện lòng thành kính và cầu mong những điều tốt đẹp hơn đến với dân tộc Việt Nam.
Một số hoạt động khác
Ngoài ra, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp cho cả gia đình trong những ngày nghỉ lễ. Đây cũng là cơ hội sum vầy, đoàn viên và gần gũi hơn thắt chặt tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
Qua đó có thể nhận thấy, ngày Giỗ Tổ là một ngày quốc lễ trọng đại của toàn thể dân tộc Việt Nam, luôn có nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi và ý nghĩa. Đây cũng là cơ hội để người dân nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt nhọc dành thời gian để tưởng niệm các vị vua của dân tộc. Vừa thể hiện tấm lòng biết ơn, lại thể hiện niềm tự hào vô bờ bến mà cha anh đã để lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ hội Chùa Hương – Nét đẹp văn hoá xa xưa của người Hà Nội
- Hài kịch – Nét đặc trưng mỹ học từ xa xưa tới hiện đại
Những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc nắm được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ này. Mong rằng giới trẻ sẽ kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Luôn luôn học tập, trau dồi và rèn luyện phẩm chất đạo đức để cống hiện cho sự nghiệp nước nhà ngày càng vững mạnh đền đáp công lao của các vị vua Hùng.