Chùa Láng không hề xa lạ với người dân Hà Nội, nơi đây thờ cúng và giữ gìn tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó dù có trải qua bao nhiêu biến cố thì ngôi chùa này vẫn đứng hiên ngang sừng sững chỉ để ghi nhận nỗ lực. Ngoài ra ngôi chùa này còn trở thành biểu tượng di tích văn hóa lịch sử của nước ta và là cái tên quen thuộc mỗi khi đến Hà Nội.
Đôi nét giới thiệu về chùa Láng
Chùa Láng nằm tại Làng Láng, Hà Nội được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông (1128 – 1138). Có tên gọi khác là chùa Cả hay Chiêu Thiền Tự, tại đây từng được xem là đệ nhất tùng lâm ở Thăng Long. Ngày nay nơi này được biết đến là thắng tích nổi tiếng.
Ngôi chùa này được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Đạo Hạnh thuộc xã Yên Lãng, Tổng Hạ, Vĩnh Thuận. Sau này chính là làng Láng. Do thời Lý tín ngưỡng Phật giáo được phát triển mạnh mẽ thế nên nhiều chùa chiền bấy giờ được xây dựng cho cho trùng tu lại. Mục đích xây dựng chùa Láng chính là để vua Lý Anh Tông thờ Phật, thờ cha mình là vua Lý Thần Tông.
Có thể nói ngôi chùa này đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu. So với vẻ bề thế, cân xứng và hài hòa với không gian xung quanh và sở hữu rừng thông đẹp nhất. Chính vì vậy nơi đây khi xưa được mệnh danh là “ đệ nhất tùng lâm’. Đến năm 1962 chùa Láng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Tìm hiểu về lịch sử của chùa Láng
Vào thời vua Lý Thần Tông ngôi chùa này đã được xây dựng khi được nằm trên nền nhà cũ của cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo như ghi chép của cuốn sách Hoàng Long huyện chí kể rằng vị thiền sư này biết cưỡi mây đạp nước vô cùng ảo diệu khi vị thiền sư này đã có khoảng thời gian sang Tây Thiên tu luyện học phép thuật.
Bên cạnh đó vào thời vua nhà Lý cai trị thì các tín ngưỡng Phật giáo được mở rộng và phát triển huy hoàng như chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột,… được giữ gìn đến ngày nay. Chính vì vậy mà chùa Láng cũng được phát triển khi nơi này mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Với kiến trúc dạng đền thờ, tại đây thờ rất nhiều Phật , thờ thánh là thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng vua Lý Thần Tông.
Vị trí của chùa Láng dược tọa lạc ở đâu?
Ngôi chùa này tọa lạc ở địa chỉ 112 phố chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa thủ đô Hà Nội. Khu vực này cách trung tâm Hà Nội khoảng 5km, Nếu đi đến đây thì các du khách có thể kết hợp tham quan nhiều địa danh nổi tiếng khác như Chùa Phổ Giác, Văn miếu Quốc Tự Giám.
Các lễ hội nổi bật tại Chùa Láng
Hàng năm vào ngày 07 tháng 03 âm lịch Chùa Láng được diễn ra, đây cũng chính là ngày sinh của thiền sư Từ Đạo Hạnh và được diễn ra song song với lễ hội chùa Thầy. Cứ mỗi khi đến ngày này thì các cư dân tại phường Láng Thượng sẽ tề tựu về sân chùa để khai hội, tổ chức để rước kiệu Thánh từ chùa Láng sang chùa Hoa Lăng đây là nơi thờ thân mẫu của Thánh.
Tại lễ hội này còn sẽ diễn ra hình thức đấu thần nhằm tái hiện lại các trận đấu giữa thiền sư Từ Đạo Hạnh và vị sư Đại Điên thời bấy giờ. Ngoài ra ngôi chùa này còn tổ chức các trò chơi dân gian thú vị như bịt mắt đập niêu, thi thổi cơm, ô ăn quan,… Với không khí vui tươi khi tham gia vào các trò chơi ở làng quê Bắc Bộ sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới.
Khám phá những thiết kế đặc trưng tạ ngôi chùa Láng
Trải qua bao nhiêu năm tháng và chiến tích lịch sử ngôi chùa Láng Ha này vẫn giữ được nét bề thế cùng quần thể kiến trúc cân xứng hài hòa với không gian nơi này. Bên cạnh đó ngôi chùa này được tăng thêm nét hoài cổ khi có không gian yên bình vô cùng tĩnh mịch kết hợp với kiến trúc chùa tạo ra cảnh quan thiên nhiên vô cùng ấn tượng.
Theo như những gì sử sách ghi chép thì trước đây ngôi chùa này có 100 gian và được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Lối kiến trúc này là kiểu phổ biến ở thời xưa khi có 2 hành lang dài nối liền giữa tiền đường và hậu đường tạo ra 1 khung hình chữ nhật khép kín. Chúng vây lấy tạo thành 1 công trình kiến trúc ở giữa có thể là nhà thượng điển hoặc nhà thiên hương.
Ngoài ra chùa Láng được chia làm nhiều phòng như thượng điển, bái đường, các dãy hành lang, nhà thiêu hương, tăng phòng và nhà tổ,… Tuy nhiên lối kiến trúc độc đáo và thú vị nhất phải kể đến động thập điện Diêm Vương, đúng như tên gọi nơi đây miêu tả các hình phạt có dưới địa ngục. Hai đầu dóc ở tiền đường thập điện này khá đẹp.
Cổng Tam Quan đứng sừng sững trải qua nhiều thế kỷ
Có thể nói cổng Tam Quan chính là nơi để ta đặt chân khi bước vào ngôi chùa Láng này. Với bốn cột vuông, phía trên có thêm 3 mái vòm gắn lưng chừng vào sườn cột. Tại mái giữa lại nằm cao hơn 2 mái hai bên, thoạt nhìn giống kiểu cổng cung đình của phủ vua chúa.
Đây cũng chính là lối dẫn vào sân chùa, bạn cũng có thể bắt gặp những câu đối được viết theo kiểu thư ghép bằng những mảnh sức màu xanh cực kỳ cuốn hút. Chính điểm này tạo thêm vẻ cổ kính, trang nghiêm cho ngôi chùa này.
Các du khách khi bước qua cổng sẽ là khoảng sân có nền gạch lát Bát Tràng, tại giữa sân sẽ có sập đá và đây chính là nơi đặt kiệu thánh những ngày khai hội. Khu tam quan nội ở phía sau cột đá với kiểu thiết kế nhà 3 gian ở giữa có 2 hàng gạch chống 4 lớp mái song song xếp theo kiểu máu chồng.
Để đến chính điện thì bắt buộc bạn phải qua tam quan nội, con đường dẫn đến chính diện 2 bên sẽ được lát gạch với 2 bên 2 hàng cỏ thụ cổ kính che bóng mát khoảng sân.
Nhà Bát Giác cổ kính của chùa Láng
Nhà Bát Giác có lối kiến trúc độc lạ được xây dựng giữa dân chùa, mang nét kiến trúc riêng biệt của chùa Láng. Bên trong ngôi nhà này là nơi thờ cúng tượng Từ Đạo Hạnh. Đặc trưng kiến trúc của ngôi chùa này chính là có mái chồng 2 tầng, 16 tầng, bên trên đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua nhà Lý.
Vườn chùa, vườn Tháp Tổ
Một trong những không gian tĩnh lặng chính là khu vực vườn chùa, vườn Tháp Tổ. Tại khu vực Tháp Tổ nơi có những ngôi mộ tháp có hàng trăm năm tuổi trải qua nhiều thế kỷ từ nhiều đời. Các du khách khi đến đây sẽ biết được công đứng của những vị nhà sư tại đây đã đóng góp không ít để gìn giữ tín ngưỡng Phật pháp cho ngôi chùa Láng này.
Khu Thượng Điện của chùa Láng
Khu Thượng Điển là nếp nhà ngang 3 gian song song với Trung Đường với lối kiến trúc độc đáo như kiểu tường được xây hồi bít đốc và có bộ khung kết cấu kiểu chồng rường. Về các tiểu tiết trang trí được tập trung ở các đầu dư chạm đầu rồng đây chính là điểm nhấn phong cách nghệ thuật ở thế kỷ 17 – 18.
Ngoài ra khu vực nối khu nhà Tổ với Thượng Điện chính là 2 dãy hành lang. Nơi đây đặt 18 vị La Hán được xây dựng theo kiểu kèo cầu quá giang khi mặt sau xây tường bao quanh còn mặt trước để trống.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Bà Thiên Hậu khám phá ngôi chùa cổ đậm nét người Hoa
- Chùa Tam Chúc – Khám Phá Di Sản Chùa Lớn Nhất Việt Nam
Tổng kết
Về tổng thể kiến trúc của chùa Láng nổi bật khi theo kiến trúc thời xưa vẫn được lưu giữ đến tận bây giờ. Ngoài ra tổng thể của ngôi chùa do được xây dựng trên đất đẹp mang phong thủy tốt với phong cảnh thơ mộng nhiều bóng cây cổ thụ. Nơi đây còn được ghi chép nhiều lịch sử thời nhà Lý thế nên đây chính là khu di tích lịch sử nổi danh tại nước ta.