Chùa Tam Chúc – Khám Phá Di Sản Chùa Lớn Nhất Việt Nam Có Gì?

Chùa Tam Chúc là 1 trong những ngôi chùa sở hữu quần thể chùa lớn nhất tại nước ta với khuôn viên rộng lớn. Ngoài ra những công trình kiến trúc tâm linh tại khuôn viên ngôi chùa này thu hút nhiều sự quan tâm và hiếu kỳ của những ai chưa đến nơi đây. 

Tìm hiểu về sự tích chùa Tam Chúc?

Ngôi chùa này được xây dựng cách đây khoảng 1000 năm trước từ thời nhà Đinh đến bây giờ. Ngôi chùa được xây dựng tại vị trí khá đặc biệt khi đằng sau là dãy núi Thất Tình còn ở phía trước lại được bao bọc bởi Hồ Tam Chúc. Chính vì vậy mà ngôi chùa này được gắn liền với sự tích “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tình” cùng truyền thuyết xa xưa.

Từ thời xa xưa người ta kể lại rằng trên trời có 7 ngôi sao lớn ở trên 7 ngọn núi Tam Chúc. Và 7 ngôi sao này là hiện thân của 7 nàng tiên nữ, bởi cảnh nơi đây quá đẹp khiến các nàng mê mẩn nên chơi mãi không về. Do vậy, trời đã ban lệnh cho người mang binh khí là những quả chuông xuống để gọi về nhưng vô ích. Hình ảnh 6 hòn đảo này được ví như 6 quả chuông nhà trời còn gọi là Lục Nhạn.

Ngôi chùa Ba Sao là do những người dân đã cố ý đến núi Thất Tình để lấy đi 7 ngôi sao. Thế nhưng do lửa lớn đã khiến 4 ngôi sao dần mờ đi chỉ còn lại 3 ngôi sao. Đây là cái tên được đặt cho ngôi chùa và thị trấn lúc bấy giờ.

Chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh hơn 1000 năm trước
Chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh hơn 1000 năm trước

Xây dựng ngôi chùa Tam chúc để thờ ai?

Là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam thì tất nhiên nơi đây không thể thiếu những tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà hay Phật Quan Âm. Bên cạnh đó ngôi chùa này thờ những vị quốc sư ghi cong lớn trong việc phát triển nền văn hóa Phật giáo Việt Nam như thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Hòa thượng Thích Thanh Tứ và Sư tổ Đạt Ma.

Ngôi chùa Tam chúc tọa lạc ở đâu tại bản đồ Việt Nam?

Ngôi chùa này thuộc hệ thống văn hóa thể thao trong khu du lịch khi gắn liền với Hồ Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Khu di tích tâm linh này cách chùa Hương 8km, cách thành phố Phú Lý khoảng 16km và Hà nội khoảng 65km.

Có thẻ nói với vị trí này thì chùa Tam Chúc thuộc quần thể khu du lịch văn hóa khi nối giữa khu du lịch chùa Hương cùng khu bảo tồn Vân Long. Ngoài ra còn có khu du lịch sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc – Bích Động và ngôi chùa Bái Đính đã tạo thành 1 quần thể kết hợp danh lam thắng cảnh cùng khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Chùa thờ các tượng Phật và thiền sư có công phát triển Phật Giáo 
Chùa thờ các tượng Phật và thiền sư có công phát triển Phật Giáo

Công trình kiến trúc thiết kế đặc sắc tại Chùa Tam Chúc

Công trình chùa tam Chúc nằm ngay phía Tây của Khu du lịch Tam Chúc, ngôi chùa này được xây dựng dựa trên trục thần đạo gồm những công trình kiến trúc nổi tiếng như Điện Tam Thế, Chùa Ngọc, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan cùng trung tâm Hội nghị quốc tế.

Đàn tế trời của Chùa Tam Chúc chùa Ngọc

Nơi này tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tình là 1 trong những quần thể thuộc chùa Tam Chúc. Đứng tại chùa Ngọc bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh núi sông Tam chúc thơ mộng tuyệt đẹp. Ngôi chùa được xây dựng bởi 2000 tấn đá khối Granite xếp liền nhau không cần sử dụng xi măng và cao đến 15m. Toàn bộ khối đá này đều được chế tác bởi Ấn Độ  và lắp đặt theo kiến trúc cổ đại Việt Nam.

Để đến được nơi đây bạn các du khách phải đi qua 229 bậc thang, điều gây chú ý là bức tượng Phật Di Đà được làm bằng hồng ngọc với khối lượng lên đến 4,9 tấn và những tượng Phật khác được đặt xung quanh chùa Ngọc.

Cổng Tam Quan điểm nhấn của chùa Tam Chúc

Tại ngôi chùa này sẽ có 2 cổng Tam Quan Ngoại và Tam Quan Nội, công trình này được xây dựng 3 tầng trông rất tráng lệ và được xem là biểu tượng của chùa .

  • Cổng Tam Quan Nội: có điểm nhấn là các cây bonsai cổ thụ được nuôi dưỡng tạo thành nét độc đáo.
  • Ở cổng Tam Điện Ngoại: đây là địa điểm bán vé các phương tiện di chuyển như thuyền hoặc xe điện. Cả 2 cổng đều có những kiến trúc trang trí vô cùng đẹp và tráng lệ.

Chùa nằm tại thị trấn Ba Sao ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam
Chùa nằm tại thị trấn Ba Sao ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam

Trung tâm hội nghị quốc tế – Nhà khách Thủy Đình

Đây là nơi các du khách đặt chân đầu tiên khi bước vào chùa Tam Chúc và đây cũng là điểm cuối cùng của trục thần đạo. Nhà khách này được xây dựng trên mặt hồ, được ví von như là hoa sen nở rộ giữa mặt hồ rộng mênh mông. Có thể nói đây là địa điểm đẹp để chụp hình.

Bên trong của trung tâm được bài trí theo phật giáo vô cùng trang nghiêm. Nơi này cũng là nơi để đón các đoàn phật tử từ khắp nơi về đây để dự lễ. Tại đây bạn sẽ thấy bảng giới thiệu tổng quan về ngôi chùa này cùng các bức tranh bằng đèn led rất nổi bật.

Đình Tam Chúc nơi mang đầy ý nghĩa của khu di tích tâm linh

Tuy công trình này không quá to lớn thế nhưng lại mang ý nghĩa đặc biệt khi đình có lối kiến trúc Bắc Bộ. Ngoài ra nơi đây tọa lạc giữa hồ nước thơ mộng như bức tranh thủy mặc khi đây cũng chính là nơi thờ của vua Đinh Tiên Hoàng, thần Bạch Mã và hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt.

Nhà khách Thủy Đình nằm giữa sông mênh môngNhà khách Thủy Đình nằm giữa sông mênh mông
Nhà khách Thủy Đình nằm giữa sông mênh mông

Điện Tam Thế có thiết kế chạm trổ tinh xảo tại chùa Tam Chúc 

Ngôi điện này được xây dựng phong cách dạng trúc đình theo chùa đặc trưng ở nước ta với 3 tầng mái công và cũng là ngôi điện lớn nhất tại nơi đây khi có số lượng chứa hơn 5000 Phật tử mỗi khi tề tựu về đấy để tham gia lễ.

Chỉ cần bước qua hàng cửa gỗ tinh xảo sẽ thấy ngay 3 pho tượng Tam Thế, mỗi pho tượng nặng 200 tấn. Các bức tượng đại diện cho quá khứ, hiện tại đúc bằng đồng đen và được đặt trước bức phù điêu có hình dạng lá bồ đề. Ngoài ra mỗi bức tượng sẽ mang 1 chủ điểm được theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải.

Tại đây những câu chuyện về đạo lý là người, triết lý Phật giáo sẽ giúp cho các phật tử hay du khách đến đây mở mang thêm nhiều kiến thức tâm linh bí ẩn vô cùng trừu tượng này.

Khu vực vườn Cột Kinh

Nếu đi từ phía cổng Tam Quan đến Điện Quan Âm ta sẽ thấy vườn Cột Kinh vô cùng lớn khi có đến 32 cột kinh Phật được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Trọng lượng mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Ấn tượng với thiết kế kiểu đài sen độc đáo, phần nụ sen được làm từ thân trụ hình lục giác cùng sự tỉ mỉ, khéo léo từ khi chạm khắc các lời dạy của Phật giáo.

Lễ hội chùa Tam Chúc được diễn ra thời gian nào?

Ở lễ hội chùa Tam Chúc hàng năm được diễn ra vào thời gian ngày 12 tháng giêng. Chùa không chỉ là nơi thờ các tượng Phật giáo nơi đây cũng chính là địa điểm thu hút các du khách từ mọi miền đến tham quan và cúng viếng. Đặc biệt là vào các dịp Tết hoặc các ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm tại đây đón lượng người cực lớn.

Trong nghi lễ diễn ra lễ hội gồm có rất nhiều nghi lễ rước nước nhằm khai màn lễ hội cực kỳ long trọng. Khi có hơn hàng chục thuyền phục vụ cho việc diễn ra nghi lễ tố đep. Việc diễn ra nghi thức này với mục đích là cầu mưa thuận gió hòa, cho người dân có được mùa màng bội thu và cuộc sống luôn được bình an và hạnh phúc.

Các lễ hội sẽ được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hàng năm
Các lễ hội sẽ được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hàng năm

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết

Như vậy chùa Tam Chúc không chỉ được biết đến là nơi thờ Phật tâm linh để cho các Phật tử từ khắp nơi đến đây để tham dự các buổi nghi lễ trong Phật giáo. Bên cạnh đó nơi đây còn nổi tiếng là khu di tích văn hóa lịch sử còn đánh dấu thời kỳ của thời nhà Đinh sáng lập ra nơi này khi tồn tại hơn 1000 năm.

Nơi đây còn là địa danh nổi tiếng trong quần thể hệ thống công trình kiến trúc nổi bật ở Bắc Bộ thu hút hàng ngàn lượt du khách từ trong và ngoài nước đến đây tham quan.

Bài viết gần đây