Bạn nên ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày? Lưu ý khi ăn uống

1 ngày nên ăn mấy bữa là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đối với người bình thường, có thể chọn ăn 3 bữa chính hoặc chia làm nhiều bữa nhỏ. Với người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Điều quan trọng là các bữa ăn lành mạnh, hạn chế tối đa đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Cùng tìm hiểu đáp án của câu hỏi nên ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày để tăng cân qua bài viết dưới đây!

1. Một ngày nên ăn mấy bữa?

1 ngày ăn mấy bữa phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Lời khuyên chung là mọi người nên ăn bữa sáng lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Đối với người khỏe mạnh, bạn có thể lựa chọn ăn 3 bữa ăn chính hoặc chia nhỏ bữa ăn trong ngày, miễn là các món ăn lành mạnh. Điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất.

Một ngày nên ăn mấy bữa?
Một ngày nên ăn mấy bữa?

Những người giảm cân nên cân nhắc lựa chọn chế độ ăn kiêng gián đoạn, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin, giảm nồng độ insulin trong máu.

2. Bữa ăn nhỏ có làm tăng tỷ lệ trao đổi chất?

Tỷ lệ trao đổi chất là số lượng calo mà cơ thể đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định. Ăn nhiều bữa nhỏ không làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng lượng thức ăn tiêu thụ sẽ quyết định lượng năng lượng tiêu hao. Ví dụ, ăn 3 bữa ăn 800 calo sẽ tạo ra năng lượng tiêu hao trong quá trình tiêu hóa thức ăn tương tự như ăn 6 bữa 400 calo.

Nhiều nghiên cứu đã so sánh việc ăn bữa nhỏ với bữa lớn và kết luận rằng không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất hoặc tổng lượng chất béo bị mất.

Bữa ăn nhỏ có làm tăng tỷ lệ trao đổi chất?
Bữa ăn nhỏ có làm tăng tỷ lệ trao đổi chất?

3. Bữa ăn nhỏ có giúp cân bằng đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn?

Ăn 3 bữa chính trong ngày có thể làm lượng đường trong máu tăng cao và hạ thấp đột ngột, trong khi chia thành các bữa ăn nhỏ hơn sẽ giúp ổn định đường huyết trong suốt cả ngày. Nồng độ đường huyết tăng cao đột ngột là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chia nhỏ các bữa ăn cũng được chứng minh là giúp cải thiện cảm giác no và giảm cảm giác đói nhiều hơn so với ăn các bữa ăn lớn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bữa ăn sáng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Ăn bữa ăn lớn nhất trong ngày vào buổi sáng có thể giúp làm giảm lượng đường huyết trung bình hàng ngày.

4. Nên ăn sáng hay không ăn sáng?

Một ngày nên ăn mấy bữa? Nên ăn sáng hay không ăn sáng được rất nhiều người băn khoăn. Thực tế, ăn sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày và giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người ăn sáng. Tuy nhiên, dữ liệu này không chứng minh rằng ăn sáng có thể giúp giảm cân. Điều này rất có thể là do những người bỏ bữa sáng nhìn chung có xu hướng ít quan tâm đến sức khỏe hơn.

Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn vào buổi sáng. Do đó, ăn sáng nhiều calo có thể giúp duy trì đường huyết ở mức thấp hơn so với ăn bữa tối nhiều calo. Ngoài ra, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy nhịn ăn đến trưa làm tăng lượng đường trong máu sau bữa trưa và bữa tối. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường hoặc lo lắng về lượng đường trong máu nên cân nhắc ăn sáng lành mạnh.

Lời khuyên chung: Nếu bạn không đói vào buổi sáng, hãy bỏ bữa sáng. Chỉ cần đảm bảo ăn uống lành mạnh cho các bữa ăn còn lại trong ngày.

Nên ăn sáng hay không ăn sáng?
Nên ăn sáng hay không ăn sáng?

5. Thỉnh thoảng bỏ bữa có lợi cho sức khỏe

Nhịn ăn gián đoạn là kiêng ăn một cách chiến lược vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như bỏ bữa sáng và bữa trưa mỗi ngày hoặc nhịn ăn hai lần dài hơn 24 giờ mỗi tuần. Các nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho thấy tỷ lệ trao đổi chất thực sự có thể tăng lên ngay từ đầu. Chỉ sau khi nhịn ăn kéo dài, nó mới giảm.

Ngoài ra, các nghiên cứu ở cả người và động vật đều cho thấy nhịn ăn gián đoạn có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cải thiện độ nhạy insulin, giảm đường huyết, insulin thấp hơn và nhiều lợi ích khác. Nhịn ăn gián đoạn cũng tạo ra một quá trình làm sạch tế bào được gọi là autophagy, nơi các tế bào của cơ thể loại bỏ các chất thải tích tụ.

Bài viết gần đây