Hằng Nga là ai bạn đã biết chưa? Hằng Nga là nhân vật đã quá quen thuộc đối với các em thiếu nhi ngày tết Trung Thu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chị Hằng qua chia sẻ dưới đây của mình nhé.
Đối với các em thiếu nhi chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh chị Hằng và Chú Cuội trong ngày tết Trung Thu. Vậy Hằng Nga là ai? Sự tích của chị Hằng như thế nào? Bài viết dưới đây hãy cùng với mình tìm hiểu thông tin chi tiết Hằng Nga là ai nhé.
1. Hằng Nga là ai?
Hằng Nga là ai? Hằng Nga hay còn được gọi là Thường Nga, người Việt Nam còn gọi là Chị Hằng, đây được xem như một vị nữ thần Mặt Trăng của thần thoại Trung Quốc. Trong các tác phẩm nghệ thuật của Đông Á, hình ảnh chị Hằng đã trở thành đề tài quen thuộc của nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thuyết Trung Hoa.
Hằng Nga được xem là một vị nữ thần Mặt Trăng trong thần thoại Trung Quốc
Hình ảnh Hằng Nga xuất hiện trong các truyền thuyết đều sở hữu một dung mạo cực kỳ xinh đẹp và có gắn liền với tình duyên cùng Hậu Nghệ, một vị anh hùng trong huyền thoại xưa, người đã được cho là bắn rụng 9 mặt trời nhằm giúp đỡ cho dân chúng.
Đối với nền văn hoá Việt Nam, Hằng Nga là ai? Chị Hằng được biết đến như một người bạn thân của Chú Cuội, gắn liền với ngày tết Trung Thu và được rất nhiều bạn trẻ yêu mến.
2. Sự tích chị Hằng Nga là ai?
Khi tìm hiểu về Hằng Nga là ai bạn không nên bỏ qua truyền thuyết về chị. Theo tương truyền, từ thời rất xa xưa, trên trời xuất hiện tổng 10 ông mặt trời và các ông đã công chiếu xuống dưới mặt đất tạo độ nóng tới bốc khói, mặt hồ thì khô cạn, không có nước khiến người dân gần như chết nóng. Khi đó có anh hùng Hậu Nghệ đã không chịu nổi nữa, đứng lên đấu tranh. Anh ta đã leo lên đỉnh núi Côn Lôn và huy động hết thần lực của mình sử dụng nỏ thần và bắn rơi 9 ông mặt trời.
Nhờ vào chiến công này Hậu Nghệ đã được mọi người vô cùng tôn kính và yêu mến. Đặc biệt đã có nhiều chí sĩ tuyển mộ và tìm tới tâm sư học đạo, khi đó Bồng Mông, một kẻ có tâm địa bất chính cũng tìm đến.
Thời gian sau, Hậu Nghệ đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp và không lâu sau đã lấy nàng làm vợ. Cô gái đó có tên là Hằng Nga, một người có vẻ đẹp dịu dàng, nết na và tốt bục. Ngoài những lúc dạy học, săn bắn thì Hậu Nghệ dành hết thời gian của mình bên cạnh vợ mình. Điều này đã khiến cho bất kỳ ai nhìn vào cũng cảm thấy ngưỡng mộ cặp đôi trai tài gái sắc này.
Sự tích chị Hằng gắn liền với Hậu Nghệ, một vị anh hùng của huyền thoại xưa
Vào một ngày nọ, Hậu Nghệ đi tới núi Côn Lôn để thăm hỏi người bạn của mình. Trên đường tới nhà bạn chàng tình cờ bắt gặp Vương Phi Nương Nương đã đi ngang qua nên đã xin Vương Phi loại thuốc trường sinh bất tử. Loại thuốc này khi uống vào sẽ được bay lên trời và thành tiên. Tuy nhiên do Hậu Nghệ rất yêu thương vợ mình, không đành rời xa người vợ hiền đảm nên đã đành đưa thuốc này cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga đã cất thuốc vào hộp gương lược của mình và Bồng Mông đã lén nhìn thấy.
Mấy ngày sau Hậu Nghệ cùng học trò của mình lên rừng đi săn bắn, Bồng Mông đã lập mưu giả vờ đổ bệnh và xin được ở lại. Khi Hậu Nghệ dẫn học trò đi xa, Bồng Mông tay có cầm theo bảo kiếm và đột nhập vào hậu viện để ép Hằng Nga đưa thuốc bất tử cho mình. Biết được một mình không thể làm gì được Bồng Mông nên cô đã lấy thuốc trường sinh bất tử ra và uống hết. Khi vừa uống xong cô thấy người nhẹ nhõm và bắt đầu bay lơ lửng trên không trung, tiến về cửa sổ và bay lên trời. Do Hằng Nga vẫn còn rất nhớ thương chồng nên khi bay đến mặt trăng, nơi gần với dương gian nhất cô đã trở thành tiên.
Hằng Nga sau khi uống thuốc trường sinh đã bay lên cung trăng và thành tiên
Buổi tối hôm đó Hậu Nghệ đã trở về tới nhà, thị nữ vừa khóc lóc vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện cho chàng nghe. Lúc đó chàng cảm thấy vô cùng tức giận, rút kiếm đi tìm Bồng Mông để giết nhưng hắn đã bỏ trốn từ lâu. Hậu Nghệ bất lực chỉ biết vỗ ngực giậm chân và kêu khóc. Lúc đau khổ nhất chàng đã ngửa cổ lên trên trời và gọi tên Hằng Nga.
Thật kinh ngạc khi chàng phát hiện ra trăng hôm nay có điều gì đó vô cùng khác lạ. Ánh trăng sáng ngời và có thêm hình bóng của một người cử động trông rất giống Hằng Nga. Lúc này Hậu Nghệ đã kêu người tới hậu hoa viên nơi mà vợ của chàng yêu thích để lập bàn hương án và đặt những món ăn, trái cây mà Hằng Nga yêu thích nhất và làm lễ cúng tế. Kể từ đó trở đi mọi người nghe được tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ đã tuần tự bày hương án dưới ánh trăng và cầu xin Hằng Nga ban cho may mắn, bình an. Kể từ đó trở đi phong tục bái nguyệt vào ngày tết Trung Thu cũng đã được lưu truyền trong không gian.
Hậu Nghệ đã kêu người tới hậu hoa viên lập bàn hương án cho Hằng Nga trên cung trăng
3. Tại sao lại có Thỏ Ngọc cùng chị Hằng Nga?
Nhắc đến chị Hằng chúng ta phải nghĩ ngay tới hình ảnh Thỏ Ngọc, hai nhân vật này thường xuyên xuất hiện cùng với nhau. Thỏ Ngọc là hình ảnh con thỏ huyền thoại của nền văn hoá dân gian tại một vài nước khu vực châu Á và Châu Mỹ. Đây được hư cấu là con vật sống ở cung trăng cùng với chị Hằng và làm nhiệm vụ giã thuốc.
Chị Hằng thường xuất hiện cùng với Thỏ Ngọc trên cung trăng
Đối với nền văn hoá Đông Á, Thỏ Ngọc chính là loài vật huyền thoại sinh sống trên cung trăng và nó chỉ được nhìn thấy vào ngày rằng tháng 8, vào dịp tết Trung Thu.
Sự tích của Thỏ Ngọc được khởi nguồn từ Trung Quốc trong thời kỳ Chiến quốc. Từ xa xưa đã có 3 vị thần tiên hoá thành các ông lão nghèo khổ khi lang thang để xin đồ ăn của 3 con vật đó là khỉ, thỏ và cáo. Trong khi khỉ và cáo có đủ những món ăn để cứu giúp thì chỉ có thỏ là không có gì. Vì thế thỏ không ngần ngại nhảy vào đống lửa kế bên để tự thui mình làm thức ăn cho 3 ông lão kia. Cảm động trước tấm lòng này của thỏ, 3 vị thần đã đưa thỏ lên cung trăng và để làm bạn cùng với chị Hằng. Cũng kể từ đây có tên là Thỏ Ngọc và trở thành con vật luôn kề vai sát cánh cùng với chị Hằng. Con thỏ này thường xuyên dùng chày giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng.
Thỏ Ngọc luôn kề vai sát cánh với chị Hằng và thường xuyên dùng chày giã thuốc trường sinh
Bên cạnh sự tích trên thì cũng có truyền thuyết kể rằng từ thời xa xưa có cặp thỏ đã tu luyện hàng ngàn năm nên đắc đạo và trở thành tiên, khi đó có thêm 1 đàn thỏ con vô cùng đáng yêu. Một hôm nọ, Ngọc Hoàng Đại Đế đã triệu thỏ chồng lên thiên cung thì khi tới Nam Thiên Môn thỏ liền nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh đang dẫn theo chị Hằng mang đi trị tội bởi nàng đã cứu nguy bách tính mà vô tình chuộc tội nên thỏ đã vô cùng thương tiếc và đồng cảm.
Khi nghĩ tới cảnh chị Hằng một mình sống trên cung trăng đơn độc một mình nếu có thêm người bầu bạn thì sẽ rất tốt. Khi đó thỏ đực đã nghĩ tới 4 người con của mình. Ngay lập tức thỏ trở về và đem câu chuyện của Hằng Nga kể cho thỏ vợ nghe. Khi cả vợ chồng nhà thỏ quyết định muốn 1 trong 4 thỏ con của mình đi theo bầu bạn cùng Hằng Nga thì thỏ út đã đồng ý, từ biệt bố mẹ và các chị của mình lên cung trăng sống cùng với chị Hằng.
Thỏ Ngọc sống ở cung trăng bầu bạn và tâm sự cùng chị Hằng
4. Phong tục Bái Nguyệt
Nhắc đến truyền thuyết Hằng Nga là ai bạn sẽ phải nghĩ ngay tới phong tục Bái Nguyệt. Đối với tín ngưỡng của người phương Đông, thần Mặt Trăng giữ một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng bởi người dân ở khu vực này chủ yếu sinh sống bởi nghề làm nông, đây là một nghề phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Họ đã xem thần Mặt Trăng giống như những vị thần bảo trợ cho nền nông nghiệp.
Truyền thuyết Hằng Nga có liên quan tới phong tục Bái Nguyệt
Ngoài ra theo quan niệm dân gian, thần Mặt Trăng còn là vị thần chủ quản cho gia đình, tình duyên, mang đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ, người mẹ hiền. Chính vì vậy vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, đây là ngày mặt trăng sáng nhất trong năm đã được chọn làm ngày tết Trung Thu để tổ chức các lễ hội và cúng bái Nguyệt Thần.
Mục đích của lễ hội này là cầu mong một mùa màng bội thu. Đồng thời đây cũng sẽ là dịp để cho người nông dân có thể nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi và giải trí sau chuỗi ngày làm việc lao động mệt nhọc và vất vả. Dựa vào ngày này người dân cũng có thể làm lễ tế trời cầu phúc, để cầu cho mưa thuận gió hoà, gia trạch được bình an.
Trong ngày Rằm Trung Thu chúng ta thường thấy xuất hiện hình ảnh của chị Hằng Nga, Thỏ Ngọc và Chú Cuội. Hình ảnh của các vị này đã gắn liền trong tiềm thức của thiếu nhi Việt Nam, mỗi khi nhắc tới Trung Thu không thể thiếu được chú Cuội, Chị Hằng và Thỏ Ngọc.
Phong tục bái nguyệt được tổ chức vào ngày tết Trung Thu hàng năm để cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà, gia trạch bình an
Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tới các bạn những thông tin thú vị nhất có liên quan tới Hằng Nga là ai. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích liên quan tới chị Hằng, biết Hằng Nga là ai và chú cuội cũng như nắm được những phong tục bái nguyệt vào ngày rằm tháng tám. Để từ đó có thể thêm yêu quý những nhân vật này và cầu mong họ mang lại cho gia đình bạn những điều may mắn nhất vào ngày tết Trung Thu. Các bạn đừng quên theo dõi website này để tìm hiểu thêm những điều thú vị nhất nhé.