Tết Trung Thu –  Ngày lễ đặc biệt cho thiếu nhi, gia đình

Tết Trung Thu được xem là một trong những dịp lễ tết lớn ở nước ta, được đánh dấu với hình ảnh trăng tròn sáng vào tháng 8 âm lịch. Ngày lễ này mang một ý nghĩa rất riêng, trẻ em háo hức đón chờ, người lớn cũng mong muốn về với gia đình để quây quần, sum họp. Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này qua những thông tin chia sẻ dưới đây. 

Đôi nét về Tết Trung Thu

Tết Trung Thu có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau, thể hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi đất nước và mang nhiều ý nghĩa. Đây là thời điểm trong năm trăng tròn và sáng nhất, để mọi người vừa ngắm trăng, cùng tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị khác nhau. Như phá cỗ, rước đèn, múa lân, múa rồng, một số nước như Trung Quốc còn tổ chức bắn pháo hoa trong ngày lễ này. 

Rằm tháng 8 mỗi quốc gia lại có phong tục rất khác nhau
Rằm tháng 8 mỗi quốc gia lại có phong tục rất khác nhau

Nguồn gốc của ngày Trung Thu

Đến bây giờ, vẫn còn nhiều câu hỏi về nguồn gốc của ngày lễ này, có người cho rằng ngày Tết Trung Thu đã có từ thời văn minh lúa nước. Lại có người cho rằng, ngày lễ này thực chất bắt nguồn từ lúc tiếp nhận nền văn hóa Trung Hoa. Có 3 truyền thuyết khác nhau nhắc về nguồn gốc của ngày lễ này đó là: 

Hằng Nga và Hậu Nghệ

Theo một truyền thuyết có từ thời Tây Hán ở Trung Hoa, có câu chuyện về Hậu Nghệ và Hằng Nga. Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên đình còn Hậu Nghệ là người bất tử. Cả hai đã bị kẻ gian hãm hại và bị đày xuống trần gian sống cuộc đời vất vả, Hậu Nghệ là tay săn bắn có tiếng. 

Vào một ngày nọ, dương gian xuất hiện 10 mặt trời, thiêu đốt mặt đất, gây hại cho người dân. Vua Nghiêu đã lệnh cho Hậu Nghệ bắn mặt trời và được ban một viên thuốc nhưng chưa được uống. Khi Hậu Nghệ vắng nhà, Hằng Nga đã uống viên thuốc và về trời, chàng đuổi theo nhưng thân gió đã cản lại, còn Hằng Nga đã ở lại trên cung trăng. Vào ngày Tết Trung Thu mọi người thường nhắc đến Hằng Nga và có nhiều giai thoại về câu chuyện này.

Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng

Còn một sự tích khác về Dương Quý Phi với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, trở thành sủng phi của Đường Minh Hoàng. Sợ nhà vua quá say đắm nàng mà bỏ bê việc nước nên triều thần đã ép vua ban tử cho nàng. Sau khi nàng mất, nhà vua nhớ thương nàng da diết, vì thế, các nàng tiên đã rất cảm động mà cho nhà vua gặp lại Dương Quý Phi vào đêm sáng nhất mùa thu. Về sau, nhà vua chọn Tết Trung Thu để tưởng nhớ sủng phi của mình. 

Sự tích chú Cuội ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu gắn liền với sự tích chú Cuội, đây là chàng tiều phu, một lần vào rừng trông thấy cọp mẹ trị thương cho con bằng lá thuốc kỳ lạ, cọp con đã chết nhưng đã sống lại lạ thường. Trên đường trở về, càng đã lấy lá để cứu một lão ăn mày, và được ông lão nói cho đây là cây tiên “cải tử hoàn sinh, khi chăm sóc không được tưới nước bẩn nếu không, cây sẽ bay mất. 

Kể từ đó, chàng đã dùng cây cứu rất nhiều người, trong đó có con gái địa chủ và được gả con gái cho. Nhưng vợ của cuội lại hay quên, nên không nhớ lời chồng dặn mà đi tiểu vào cây quý. Cây đa bật gốc bay lên trời, chàng Cuội đuổi theo bám vào rễ cây rồi cứ thế lên cung trăng. Vào Tết Trung Thu, người ta lại thấy bóng của cây đa và chú Cuội trên cung trăng.

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu đã rất quen thuộc với hình ảnh chú Cuội
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu đã rất quen thuộc với hình ảnh chú Cuội

Tết Trung Thu ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

Từ thuở sơ khai, đây được xem là ngày lễ để mọi người thưởng thức được cảnh sắc xinh đẹp của trời thu, mọi người quây quần ăn bánh uống trà. Người ta tin rằng, giữa con người và trăng luôn có mối liên hệ nào đó. Trăng tròn như là biểu tượng của sự đoàn viên, ấm no và cũng là thời điểm báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. 

Theo năm tháng, đây là ngày lễ của trẻ em, bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con để cùng ăn mừng Trung Thu, mua rất nhiều đèn lồng để các con cùng tham gia vào rước đèn. Còn có mâm cỗ với đủ thứ bánh kẹo và hoa quả để các con tha hồ phá cỗ, vui chơi. Cả nhà đoàn viên và quây quần, các thành viên cùng tụ họp chia sẻ câu chuyện. 

Trung Thu ở Việt Nam có hoạt động gì?

Ngày lễ này là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng ở nhiều quốc gia châu Á. Mỗi quốc gia vào ngày này lại có phong tục riêng và nét ăn mừng riêng biệt. Tuy ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng Tết Trung Thu vẫn mang những nét rất khác biệt, cụ thể: 

 Rước đèn Tết Trung Thu

Vào ngày này, nhà nhà, trẻ em được ông bà, cha mẹ, chuẩn bị nhiều đồ chơi, đèn lồng, và các hoạt động văn nghệ. Các bé sẽ hòa vào đoàn người cùng đem những đèn lồng lấp lánh, và tham gia nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Người lớn cũng có thể cùng trẻ con rước đèn, tạo nên không khí vô cùng vui vẻ. 

Múa Sư tử (múa Lân)

Người Việt cũng thường tổ chức các hoạt động múa Lân, múa rồng trong dịp lễ này. Hình ảnh con lân, chú Tễu hài hước đi trước thể hiện cho sự may mắn, sung túc trong nhà. Đội múa Lân gồm một hoặc vài người đội đầu lân, nhảy múa theo nhịp trống. Bên cạnh đó còn có nhiều thanh la, cờ, người cầm côn, chú Tễu…. đi trước, người lớn và trẻ con đi ở phía sau.

Người Việt thường tổ chức các hoạt động múa Lân vào Tết Trung Thu
Người Việt thường tổ chức các hoạt động múa Lân vào Tết Trung Thu

Ăn bánh trung thu

Nhắc đến Tết Trung Thu, không thể thiếu món bánh trung thu đặc trưng là bánh dẻo và bánh nướng. Hương vị của bánh rất đặc biệt, hơn nữa còn thể hiện rất nhiều hàm ý sâu sắc ẩn phía sau. Chiếc bánh có hình tròn, tượng trưng cho ánh trăng đêm rằm, cũng là biểu tượng cho sự đoàn viên và gắn kết của tất cả thành viên trong gia đình. 

Ngắm trăng tròn tỏa sáng trên đầu thường thức hương vị thơm ngon của bánh dẻo, bánh nướng rồi nhấp một ngụm trà là điều không thể thiếu. Bánh trung thu cũng là thức quà vô cùng ý nghĩa, mọi người sẽ tặng nhau như một lời chúc về cuộc sống viên mãn và tròn đầy, đây chính là nét đẹp văn hóa rất đặc trưng của dân tộc ta. 

Ngắm trăng ngày tết Trung Thu

Vào ngày lễ này, mọi người sẽ thường ra ngoài để chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của Trăng rằm. Đặc biệt, riêng với dân tộc ta xuất phát từ nền văn hóa lúa nước lại mang một ý nghĩa rất khác. Đây là lúc quang cảnh đẹp nhất, khí hậu tươi mát, ánh trăng soi rõ mọi vật, đây cũng là thời điểm mà mọi người có thể thường nguyệt.

Sau khi cùng nhau quây quần cùng phá cỗ, cả nhà cùng tìm chỗ thoáng để ngắm ánh trăng đang chiếu rọi trời đất. Mọi người cùng nhau ôn lại những kỷ niệm hoặc nghe những câu chuyện về Tết Trung Thu ngày xưa của ông bà.  

Phá cỗ

Vào dịp này, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị đầy đủ bánh kẹo,dưa hấu… tùy theo mỗi gia đình mà có những cỗ trang trí khác nhau. Khi ánh trăng tới đỉnh đầu, cũng là lúc mà mọi người cùng phá cỗ, thưởng thức trọn vẹn hương vị của những món ăn, bánh kẹo đậm chất Trung Thu. Mâm cỗ thể hiện cho sự cầu mong về cuộc sống ấm no và tốt lành, cho một mùa màng bội thu. 

Vào dịp này, mỗi gia đình Việt đều bày một mâm cỗ với đủ bánh kẹo
Vào dịp này, mỗi gia đình Việt đều bày một mâm cỗ với đủ bánh kẹo

Có thể bạn quan tâm:

Với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về ngày Tết Trung Thu và những nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam. Đây là ngày lễ tụ họp, đoàn viên cho cả gia đình và trẻ con cùng nhau phá cỗ trăng rằm. 

Bài viết gần đây