Cơm tất niên cuối năm còn là dịp để các thành viên trong gia đình thêm gắn kết và yêu thương nhau nhiều hơn. Vậy cúng tất niên gồm những món gì? Trong bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến bạn các món ăn của mâm cúng tất niên và một số thực đơn mâm cơm cúng tất niên
Mâm cơm Tất niên cuối năm bao gồm gì?
Tuỳ mỗi vùng miền và phong tục khác nhau thì mâm cúng tân niên cuối năm có sự khác biệt. Dưới đây là những món ăn ngày tết nguyên đán phổ biến trong mẫm cỗ cúng:
Trái cây, Hoa tươi, Nhang rồng phụng, Đèn cầy, Gạo, muối và Trà, Rượu, Nước lọc, Giấy tiền vàng mã, Bánh kẹo, Trầu cau, Chè, Xôi, Cháo trắng, Tam sên, Gà ta, Heo sữa quay, Bánh bao, Bánh chưng/bánh tét, Chả lụa, Bình hoa, Lư Nhang.
Mâm cơm tất niên cuối năm mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngon ngày Tết, những món được chế biến thơm và tinh khiết, và nên bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Mâm cỗ cúng tất niên chiều 30 tết đơn giản theo 3 miền
Mâm cơm tất niên cuối năm có thể thay đổi tùy theo vùng miền khác nhau và đặc trưng văn hóa và phong tục của mỗi khu vực. Dưới đây là mâm cúng tất niên của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Bạn tham khảo nhé!
Mâm cơm cúng tất niên của miền Bắc
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
Mâm cơm tất niên cuối năm của miền Trung
Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
Mâm cơm tất niên cuối năm của miền Nam
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm Tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Đối với mâm cỗ cúng, trước hết là hương và đèn. Hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Hoa bày trên bàn thờ cùng cơm tất niên cuối năm cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.