Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam
Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc.
Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam. Hãy cùng mình đi tìm hiểu các phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt
Tết Nguyên Đán cổ truyền là gì?
Tết Nguyên Đán cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngày lễ này được tính theo âm lịch. Tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có vài phút nhưng người dân Việt Nam ăn tết cổ truyền trong nhiều ngày. Tết Nguyên Đán cổ truyền có khi kéo dài từ tháng 12 tới hết tháng 3 âm lịch.
Nhưng ngày nay, thời gian ăn Tết Nguyên Đán cổ truyền ở Việt Nam hầu như đã thu ngắn lại, chỉ còn khoảng 7-10 ngày. Một số vùng vẫn giữ tập tục ăn Tết lâu hơn, khoảng nửa tháng hoặc hơn một chút. Ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt còn có ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp và gặp gỡ trong vui mừng hân hoan.
Vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền, những con người đất Việt dù đang làm ăn xa đến đâu đều cố gắng quay về quê hương để quây quần bên gia đình để đón năm mới. Sau đó, vào những ngày Tết, người Việt bỏ hết công việc, để tâm hồn được thoải mái, thư giãn và vui chơi, đi chúc Tết lẫn nhau. Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán Cổ Truyền tùy theo đặc trưng của từng địa phương.
Chúng ta cũng biết, Tết Nguyên Đán còn là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính đối với Trời Đất, các vị thần linh và lòng hiếu đạo đối với tổ tiên, những người đã khuất. Do đó, vào dịp lễ này, người Việt có nhiều nghi lễ và phong tục, tập quán cúng bái khá đặc sắc. Tùy theo từng tôn giáo, tín ngưỡng mà các nghi lễ và phong tục này có sự khác nhau riêng.
Không chỉ vậy, Tết Nguyên Đán cũng là dịp để mọi người trút bỏ hết những muộn phiền, thất bại, lo âu của năm cũ để tiếp tục hy vọng và một năm mới sẽ may mắn, thành công hơn. Với tất cả những ý nghĩa trên, người Việt có rất nhiều những phong tục cho ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền để có một năm mới an khang, thịnh vượng.
Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt
Đưa ông Táo về trời – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Tất cả con người Việt Nam ai cũng biết đến ngày cúng ông Công, ông Táo hay những đứa trẻ thường hay nhớ đến ngày thả cá chép. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.
Vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ tiếp nhận những báo cáo của các Táo của từng gia đình mà ông Táo phụ trách và từ đó Ngọc Hoàng sẽ đưa ra những trách phạt hay thưởng cho những gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo. Bởi vậy ai cũng muốn mình có những tấu chương thật đẹp để không bị trách phạt.
Gói bánh Chưng, bánh Tét – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Bánh Chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt cho đến tận ngày nay.Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam.
Bánh Chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – m. Bánh dày hình tròn, màu trắng tượng trưng cho Trời- Dương, thể hiện triết lý m – Dương. Bánh Chưng dành cho mẹ còn bánh Dày dành cho Cha. Bánh Chưng bánh Dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Trước đây, mỗi gia đình cứ đến gần ngày Tết sẽ rộn ràng người rửa lá, người vo gạo…. để chuẩn bị gói những chiếc bánh Chưng để cúng giao thừa, còn trẻ con thì lại rất thích công đoạn nằm trông bếp củi để nấu bánh Chưng.
Đến ngày nay, tuy cuộc sống bận rộn nhưng mọi người vẫn muốn lưu giữ những hương vị của cái Tết cổ truyền trong lòng trẻ thơ nên các gia đình trong một xóm, một thôn thường tụ tập nhau lại, cùng gói và luộc bánh Chưng qua đêm. Trẻ con trong xóm cùng nhau vừa chơi bài vừa trông nồi bánh Chưng.
Chơi hoa ngày tết – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Ngày tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất… để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của người dân miền Bắc. Bởi màu đỏ của hoa đào tượng trung cho sự may mắn. Ngoài ra, người miền Bắc thường trưng cây quất trong nhà để tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.
Hoa mai là đặc trưng của con dân miền Nam và miên Trung. Theo quan niệm của họ, hoa mai tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến, là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến.
Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho mỗi gia đình.
Hiện nay, ở Việt nam có rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa cúc, hoa thủy tiên…. Hãy cùng tham khảo một số loại hoa mang ý nghĩa được trưng vào ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền.
Thăm mộ Tổ tiên
Trước ngày Tết, con cháu thường đi thăm mộ Tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, để sửa sang, dọn dẹp và bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh Tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch sẽ, đẹp đẽ nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Cúng giao thừa – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Các gia đình tại Việt nam thường làm một mâm cơm với đầy đủ các món ăn cơm, rau, canh, cá, thịt để mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời khắc quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một là lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì tin rằng: Một năm mới bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghênh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.
Xông đất
Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là phong tục truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền để cầu mong những điều may mắn, mọi điều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm truyền thống, người nào bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế họ thường mời những người là nam giới, có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất vì họ tin rằng, người đó sẽ mang đến may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm.
Người xông đất thường phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết một vòng quanh nhà với hy vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.
Xuất hành đầu năm – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Vào ngày mùng một tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng, chọn giờ và các phương tiện để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xấu, điều không tốt.
Chúc tết mừng tuổi
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc cho các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới.
Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay là ít mà nó quan trọng là ở ý nghĩa, ở những lời chúc và sự may mắn trong nó cho mỗi con người. Vì vậy, nhiều người còn quan niệm chọn những đồng tiền mang màu sắc đỏ để thể hiện sự may mắn, hoặc những đồng tiền có số đẹp để mừng tuổi cho mọi người.
Đi lễ đầu năm và hái lộc – Những phong tục ngày Tết Nguyên Đán
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt.
Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức phật, Tổ tiên.
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp. Đây là những phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.