Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc dần trở thành ngày lễ không thể thiếu của đất nước triệu dân. Không phải ai cũng thật sự hiểu về sự tích, cũng như nắm rõ ý nghĩa của ngày lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian trong truyền thuyết này. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về ngày lễ lớn này là gì?
Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?
Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm và kéo dài đến hết ngày 15 (Rằm tháng giêng) âm lịch. Đây là một lễ hội truyền thống của Trung Quốc từ ngàn xưa và vẫn còn lưu truyền lại cho tới ngày nay. Một ngày lễ truyền thống với biết bao nhiêu quá khứ trong thời truyền thuyết xa xưa.
Lễ Nguyên Tiêu là dịp mà bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đối với ông bà tổ tiên bằng việc dâng lên những món ngon mà các con cháu tự tay chuẩn bị. Mọi người quan niệm rằng cúng vào dịp Tết Nguyên Tiêu sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới, làm ăn tấn tới, vạn sự bình an. Ở một số nơi, mọi người cùng nhau thả hoa đăng, thắp đèn lòng hay thậm chí là múa lân để ăn mừng ngày lễ.
Lễ Nguyên Tiêu có ý nghĩa gì?
Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, trong khi “Nguyên” nghĩa là thứ nhất thì “Tiêu” nghĩa là đêm. Người xưa có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” để thể hiện sự quan trọng của ngày lễ này trong Phật giáo.
Vào ngày lễ này, mỗi nhà sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng để tỏ lòng biết ơn, sự thành kính của bản thân đối với Đức Phật và ông bà tổ tiên của mình với mong muốn về một năm mới suôn sẻ, tấn tài tấn lộc và tràn đầy hạnh phúc. Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền và hoàn cảnh gia đình mà mâm cúng được bày trí khác nhau nhưng chung quy lại thì đều xuất phát từ tâm của người dâng lễ.
Hôm đó, mọi người còn làm các điều thiện để cầu bình an như phóng sinh cá, chim, vào chùa làm công quả, cúng dường để cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến với người có tâm lành ý thiện. Tết Nguyên Tiêu vẫn được duy trì và tiếp nối như một thông lệ hằng năm.
Khắp mọi miền đất nước, không phân biệt nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi, người người nhà nhà treo đèn, tết hoa, mọi người đua nhau đi lễ Phật đông đảo cầu nguyện điều phước lành sẽ đến với gia đình của họ. Hầu hết các ngôi chùa đều trang trí tỉ mỉ, lung linh bằng đền hoa hay cờ phướn để tiếp đón bà con đến dâng hoa cho Phật.
Theo quan niệm ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu còn có ý nghĩa là ngày Yến Trạng Nguyên, vua sẽ mời các vị trạng nguyên vào cung để họ cùng nhau ngâm thơ, vẽ tranh. Kể từ đó, ngày này cũng được các văn nhân thi sĩ chọn làm ngày gặp mặt hằng năm. Có rất nhiều câu đối, bài thơ hay đã được ra đời như thế.
Lễ vật và mâm cúng vào ngày Lễ Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu chính là ngày 15.1 âm lịch nhưng do tùy vào gia chủ, có thể sẽ cúng trước vào ngày 13 hay 14 đều được. Mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng, một mâm dâng lên bàn Phật và một mâm dâng lên ông bà tổ tiên. Sau đây là một số gợi ý cho các mâm cúng để gia chủ tham khảo thêm
Mâm cúng Phật ngày Tết Nguyên Tiêu
Với mâm cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị các món chay. Mâm cúng thường gồm các lễ vật như bánh trôi nước, các món xào chay, một bát canh, chè xôi và hoa quả là không thể thiếu. Cần chuẩn bị hoa, nến hay hương (nhang) đầy đủ để buổi cúng dễ ra suôn sẻ, thuận lợi. Không những thế, mâm cúng phải được bày biện một cách đẹp mắt, không quá sơ sài để gia chủ thể hiện sự thành kính với bề trên trong ngày lễ Nguyên Tiêu đặc biệt.
Mâm cúng gia tiên trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Mâm cúng gia tiên sẽ khác với mâm cúng Phật bởi nó được chuẩn bị có những món mặn. Mâm cúng gia tiên là sự hòa quyện của tất cả các hương vị cay, chua, mặn, ngọt. Kết hợp lại tạo nên sự đủ đầy của mâm cúng, sự trọn vẹn của một năm mới sắp tới. Đây cũng là một ngày lễ, vì vậy mỗi nhà đều muốn sửa soạn một mâm cơm tươm tất nhất.
Cầu mong sự phù hộ của ông bà tổ tiên để con cháu làm ăn phát tài, vạn sự như ý, sung túc và hạnh phúc. Tránh xa những thứ xui xẻo, kém may mắn trong năm cũ để năm mới ngày càng tấn tới trong Tết Nguyên Tiêu. Mong cầu những điều tốt đẹp chưa bao giờ là hết hy vọng đối với người dân bá tánh xưa và nay. Chính vì vậy, trong mỗi ngày lễ đều là sự mong cầu thuận lợi, con cháu sum vầy.
Nhất định không được quên bánh Tét ở miền Nam và bánh chưng ở miền Bắc. Bánh chưng đại diện cho đất, tự như một lời chúc, một lời cầu mong về một năm trọn vẹn vuông tròn, ở miền Nam thường thay bánh chưng bằng bánh tét. Đây là hai món ăn mang tính chất tiêu biểu nhất để thể hiện sự thành kính với trời và đất.
Tết Nguyên Tiêu có sự tích như thế nào?
Lễ Nguyên Tiêu cũng có nhiều sự tích liên quan đến ngày lễ trong đại này này. Tất cả sự tích đều mang một tính chất riêng nhưng vẫn cùng một mục đích đó là thể hiện lại một ngày Tết Nguyên Tiêu của truyền thống dân gian xưa cũ nhất. Mỗi một sự tích đều muốn mang tới cho người xem hoặc người nghe những ý nghĩa sâu xa và hiện thực tái diễn lại.
Theo như một sự tích phổ biến được kể lại rằng, xưa kia Ngọc Hoàng rất thích một một đôi thiên nga trắng ở trên trời. Thật không may, lúc đôi thiên nga này hạ phàm xuống trần gian đã bị thợ săn giết chết. Điều này khiến cho Ngọc Hoàng vô cùng tức giận nên đã lệnh trừng phạt tất cả bá tánh dưới trần gian. Ông nghĩ rằng, tất cả người ở trần gian đều giống nhau, không biết yêu thương, quý trọng động vật.
Do đó, cứ đến ngày 14-15 tháng Giêng hàng năm. Ông đã lệnh cho các thiên binh, thiên tướng làm phép phun lửa nhằm phá hoại hoa màu, đất đai khiến bá tánh đói khổ triền miên. Sự trút giận của Ngọc Hoàng không được nhiều các vị tiên trời ủng hộ. Họ đã tự ý xuống trần và chỉ cho bà tánh treo đèn lồng đỏ và đốt pháo hoa để nhằm gạt Ngọc Hoàng. Nhờ vậy mà bá tánh đã thoát nạn và bình an.
Nhờ vào như vậy mà cứ đến ngày 15 tháng Giêng, cũng là ngày Tết Nguyên Tiêu, mọi người dân bá tánh đều đốt đèn lồng và bắn pháo hoa. Cùng với đó, họ tụ tập các thành viên trong gia đình để quây quần sum họp. Người dân luôn biết ơn đến sự giúp đỡ của các vị tiên mà cúng cho họ những mâm cơm thanh kính cũng như mong cầu những điều may mắn cho cuộc sống tương lai.
Hoạt động của Lễ Nguyên Tiêu
Khi ngày lễ Tết Nguyên Tiêu bắt đầu, những người dân thường tất bật chuẩn chị những hoạt động đặc sắc nhất để tôn vinh nền văn hóa dân tộc xa xưa. Họ thường thả hoa đăng, các hoạt động như múa lân, múa rồng, múa sư tử,… mỗi một nơi sẽ có những hoạt động khác nhau. Vì vậy, các hoạt động cũng mang một tính chất riêng biệt nhất.
Đặc biệt hơn, họ thường ghi điều ước nguyện và thả đèn lồng lên trời để cầu mong điều tốt lành nhất. Có rất nhiều tên gọi cho đèn này như Đèn Khổng Minh, Đèn chúc phúc hay Đèn Bình An đều mang một ý nghĩa cầu nguyện, mong cầu sự bình an, tốt lành, hạnh phúc. Từ đây, hoạt động đã trở thành một trong những phong tục mang đậm tính nhân văn của dân gian.
Có thể bạn quan tâm:
- Tết Đoan Ngọ – Ngày Tết tháng 5 đặc biệt của nước ta
- Tết thanh minh – Nét văn hoá ăn sâu tiềm thức người Việt
Với những thông tin mà bài viết mang lại, hy vọng bạn đã có được cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về Tết Nguyên Tiêu cũng như cách bày trí mâm cúng cho gia đình. Lễ Nguyên Tiêu chính là một nét văn hóa vô cùng độc đáo của người dân Trung Quốc, là ngày để chúng ta ngồi lại cùng nhau chuẩn bị mâm cúng hay gặp gỡ nhau ở chùa và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp vào năm mới.