Nhắc đến du lịch Thanh Hóa nhiều người sẽ chỉ nghĩ đến Biển Sầm Sơn, suối cá tiên… Có thể nói đó là những điểm đến thu hút đông đảo giới trẻ trong và ngoài nước, thế nhưng một điểm đến vô cùng thú vị và độc đáo không phải ai cũng biết đó chính là Thành Nhà Hồ, một di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh.
Thành Nhà Hồ có lịch sử như thế nào?
Thành Nhà Hồ là địa danh nằm ở khu vực huyện Vĩnh Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Di tích lịch sử này từng là kinh đô của nước Việt Nam chúng ta, hiện tại là một điểm du lịch nổi tiếng với nhiều điều thú vị cho du khách khám phá.
Thành của Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, trước đó di tích lịch sử độc đáo này có tên là Thành Tây Đô. Vua Trần Nhân Tông giao toàn quyền cho Hồ Quý Ly “cha đẻ” của triều đại nhà Hồ những năm 1400 để trấn giữ.
Với kế hoạch bức ép vua Trần Nhân Tông đang cai trị phải di dời từ đất Thăng Long về Thanh Hóa nhằm tạo cơ hội lật đổ triều đại nhà Trần. Năm 1400 âm mưu thành công, Hồ Quý Ly lên ngôi và rồi quốc hiệu mang tên Đại Ngu ra đời đó cũng là thời điểm di tích lịch sử này nổi lên.
Thuộc một trong những vị trí hiểm hóc khiến quá trình xây dựng thành không được trọn vẹn còn gặp nhiều khó khăn trong bước đầu xây dựng. Cuối cùng, sau bao nhiêu vấn đề Thành Nhà Hồ vẫn được hoàn thành sơ khai trong vòng 3 tháng, sau đó tiếp tục được xây dựng thêm và chính thức hoàn tất năm 1402. Chính vì được bao quanh bởi núi non, sông nước nơi đây trở thành mũi nhọn quân sự ở thời điểm đó.
Thành Nhà Hồ có công trình kiến trúc đồ sộ
Thành Nhà Hồ được xây dựng và thiết kế toàn bộ bằng đá và cũng là một trong những điều đặc biệt nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Di tích này là một địa danh còn sót lại duy nhất nhờ vào lối kiến trúc tinh xảo, công trình xây dựng uyên bác và những dấu tích lịch sử xưa cũ được cụ thể như sau:
Nội Thành
Nội Thành Nhà Hồ có lối xây dựng gần như một hình vuông, chu vi 3.508m với diện tích là 142,2ha, chiều dài tường Nam – Bắc dài 870,5m và chiều Đông – Tây là 883,5m. Tại khu vực này có tới 4 cánh cổng khác nhau trên bức tường thành vừa là trung tâm và cũng là địa điểm chính thống của cả khu vực này.
Các nghệ nhân thiết kế đều sử dụng các phiến đá có màu xanh, được gọt đẽo chính xác, khá vuông văn, bắt mắt. Với lối thiết kế theo hình vòng cung, cổng phía Nam được đặt làm cổng chính và gồm 3 cửa. Tại các cửa này đều có người trấn giữ để đảm bảo không ai có thể xâm nhập được vào bên trong thành.
Tường thành Thành Nhà Hồ có chiều cao trung bình từ 5m đến 6m, cổng Nam 10m và là cổng cao nhất. Theo nhiều tài liệu cho hay, Thành nội gồm có những công trình kiến trúc như: Cung Nhân Thọ, Cung Phù Cực, điện Hoàng Nguyên, Động Thái miếu, Đông cung và nhiều khu vực khác nhau được chia ra nhằm mục đích dễ cai quản.
Hiện nay, những gì còn sót lại trong nội thành là phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích hồ nước và một số di vật như: đuôi rồng có các bậc thềm bằng đá, đường lát đá Hoa Nhai, các đồ gốm sứ, khuôn viên tường thành cổng Nam và những hiện vật mang giá trị mang đậm chất văn hóa thời Trần – Hồ.
Hào Thành
Hào thành được thiết kế với 4 cầu đá được kết nối với 4 cửa của Thành Nhà Hồ, phía bao quanh thành đi qua một con kênh để nối với sông Bưởi tại góc Đông Nam. Ngày nay, do mực nước tăng nhanh nên hầu như nhiều khu vực của Hảo Thành đã bị vùi lấp. Phần còn lại chỉ có phía Bắc, phía Đông và 1 ít phía Nam.
Hào thành được cho là một trong những kiến trúc mang tính chất độc đáo nhất thể hiện được sự tinh hoa văn vẻ của các nghệ nhân thời phong kiến. Cho tới bây giờ, qua quá trình khai quật mới phát hiện ra những dấu tích đặc biệt của nơi này gồm nhiều những kiến trúc xưa cũ từ trước đó là được hình thành ở đây.
La thành
Đây là khu vực được xây dựng với mục đích bao quanh cho khu Nội Thành Nhà Hồ bên trong hay còn gọi là Hoàng thành. Hoàng Thành là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào, bá tánh. Có độ dài 10km xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, La Thành được dựng lên bằng cách đắp đất, trồng tre gai nối liền với nhiều ngọn núi khác nhau. Đây là một khu vực vững chãi, chắc chắn nhất mà không phải nơi nào cũng có được.
Đây là một trong những tụ điểm quan trọng được hình thành trên kiến trúc tự nhiên nhưng vô cùng chắc chắn. Nơi đây được san lấp làm phẳng cùng với các kiến trúc tinh xảo để tạo nên bức tường thành vững chãi nhất. Một nơi tập hợp dân cư, bá tánh đông đúc nên có chức năng bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất, gìn giữ lâu bền nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Động Phong Nha – Điểm dừng chân lý tưởng của du khách
- Hoàng Thành Thăng Long và câu chuyện lịch sử lâu đời
Đàn tế Nam Giao của Thành Nhà Hồ
Đàn tế Nam Giao của Thành Nhà Hồ là một trong những thiết kế có kiến trúc nguy nga nhất và được dựng lên năm 1402. Khu vực này có diện tích cực kỳ rộng rãi, nơi đây được dùng để cúng bái, một địa điểm thể hiện sự tâm linh trong văn hóa xưa cũ để cầu mong một quá trình “đất thái dân an”.
Thành Nhà Hồ đã mang lại dấu ấn gì?
Địa danh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, dấu ấn của nhiều cuộc chiến khốc liệt để tranh giành thuộc địa đã tạo nên một Thành Hà Hồ uy nghi thời xưa. Cùng với nhiều dấu ấn kinh điển mà địa danh này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 27 tháng 06 năm 2011 sau khi 2 tiêu chí được thông qua:
- Thành Nhà Hồ là một trong những điển hình về công nghệ điêu khắc, độc đáo trong thiết kế.
- Là một công trình kiến trúc mang giá trị nhân văn trong giai đoạn lịch sử nhân loại với đậm chất dấu ấn dân tộc.
Bên cạnh đó, di tích lịch sử Thành của Nhà Hồ là một trong những công trình kiến trúc chịu ít tác động của quá tình đô thị hóa. Các cảnh quan, những quy hoạch, quy mô kiến trúc, được bảo tồn một cách vẹn toàn nhằm giữ nguyên hình hài ban đầu của Thành. Hiện tại, ở đây vẫn được khai quật để tìm kiếm lại những kiến trúc thời phong kiến, đồng thời lên kế hoạch để phục hồi lại nét văn hóa dân tộc để lưu giữ ngàn đời sau.
Tổng kết
Ngoài những công trình mang ý nghĩ sâu sắc về lịch sử, di tích Thành Nhà Hồ còn là nơi check-in lý tưởng cho nhiều cặp đôi trẻ đến du lịch hiện nay. Trên đây là một số thông tin về điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Thanh Hóa, hy vọng bài viết giúp bạn yêu thích và hiểu rõ hơn về điểm đến lý tưởng này. Nếu bạn có thời gian, hãy đến đây để trải nghiệm những dấu tích của lịch sử phong kiến thời xưa để lại nhé.