Chùa Bà Thiên Hậu hiện nay là điểm đến tâm linh ẩn chứa nhiều di tích lịch sử bí ẩn thời xa xưa bắt nguồn từ người Hoa. Nơi đây cũng được xem là đại danh tham quan nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc nổi bật giữa lòng thành phố. Mỗi khi đến các ngày rằm hay tết ngôi chùa này luôn nghi ngút nhang đèn với cảnh tượng tấp nập người qua kẻ lại.
Đôi nét sơ lược về chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu còn có tên gọi khác là chùa Bà Chợ Lớn, theo chữ Hán nghĩa của từ Thiên Hậu là Miếu, đây cũng là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu. Ngôi chùa này được xây dựng kiến trúc Trung Hoa bởi nhóm người Hoa sống khu chợ Lớn.
Được thành lập vào năm 1760 từ thế kỷ XVII và được biết đến là 1 trong những ngôi chùa xuất hiện lâu nhất ở Sài Gòn. Với tổng thể kiến trúc theo nét đặc trưng văn hóa của người Hoa thể hiện rõ nét trên công trình chùa Bà Thiên Hậu. Chính bởi lối kiến trúc độc đáo này mà nơi đây đã trở thành địa danh nổi tiếng của giới trẻ đến tham quan và chụp hình lưu niệm.
Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm thế nhưng ngôi chùa hiện nay còn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của những người Việt gốc Hoa tại nơi đây. Hàng năm lượng người đến ngôi chùa để cúng viếng đổ về đây không hề nhỏ. Đặc biệt là những ngày rằm lớn hay các ngày lễ Tết nơi đây luôn ngút ngàn nhang khói chứng tỏ được độ linh thiêng của ngôi chùa này.
Lịch sử ra đời của chùa Bà Thiên Hậu?
Để hiểu rõ nét hơn về lịch sử ra đời của chùa bà Thiên Hậu ta sẽ quay lại thời kỳ từ cuối thế kỷ XVII. Nhóm người Trung Quốc sau khi rời khỏi đất nước đã lựa chọn Việt Nam cụ thể là Đề Ngạn ngày nay là Chợ Lớn để lập nghiệp. Từ đây họ đã thành lập cộng đồng người Hoa mang theo phong tục, tập quán, lẫn bản sắc văn hóa từ nước họ đến Việt Nam ta.
Mãi đến năm 1760 thì nhóm người Hoa này đã góp tiền bạc và bỏ công sức để xây dựng nên chùa Bà. Với mục đích là thờ cúng cũng như bày tỏ lòng biết ơn với Thành Mẫu khi đã chở che cho họ. Sau nhiều lần trải qua trùng tu thì ngôi chùa vẫn giữ nguyên được nét độc đáo như lúc đầu, ngoài ra còn lưu giữ rất nhiều đồ vật quý. Chùa Bà đã được quốc gia công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày 7/1/1993.
Tìm hiểu sự tích của Bà Thiên Hậu thời xa xưa
Như những gì chúng tôi đã đề cập phái trên là trong Chùa Bà chính là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1044 tại đảo Mi Châu tại tỉnh Phúc Kiến dưới thời vua Tống Nhân Tông.
Bà là người rất thông minh và có thiên bẩm được thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Đến năm 11 tuổi thì bà tu theo Đạo giáo, năm 13 tuổi bà lãnh ngộ thiên thơ từ thần Võ Y. Bên cạnh đó nhờ vào cơ duyên mà bà tìm được xấp cổ thư cũ dưới giếng, từ đó bà tự tu tập.
Sóng gió bắt đầu khi lần đó gia đình bà đi Giang Tây để buôn muối nhưng không may khi gặp bão lớn khiến cha và 2 anh trai của bà bị bão cuốn đi. Thế nhưng do sức yếu và chỉ có 1 mình nên bà đã không cứu được cha của mình.
Tương truyền rằng bởi vì sự tích của Bà Thiên Hậu thời xa xưa rất linh thiêng, mỗi khi người dân ra khơi không may gặp nạn sẽ khấn vái xin bà phù hộ tai qua nạn khỏi. Chính vì thế vào năm 1110 vua thời Tống đã sắc phong bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Về sau do người dân xứ Hoa xây dựng và thờ cúng bà trên đất nước Việt Nam. Vì vậy cho đến nay ngôi chùa này đã trở thành di tích lịch sử đầu tiên của người Hoa khi có mặt tại nước ta.
Ngôi chùa Bà Thiên Hậu có vị trí ở đâu?
Ngôi chùa bà Thiên Hậu có vị trí tại số 710 Nguyễn Trãi phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là trung tâm khu chợ Lớn và là 1 trong những phố Người Hoa nổi tiếng nhất Sài Gòn.
Tại đây người dân cư ngụ đông đúc, tạo ra nơi giao thương tấp nập. Có thể nói rằng nơi đây gắn liền với những giá trị lịch sử văn hóa với cộng đồng người Việt gốc Hoa tại đây qua bao thế hệ.
Những công trình trong ngôi chùa nổi tiếng Sài Gòn
Chùa Bà có lối kiến trúc chùa chiền mang đậm nét đặc trưng văn hóa của người Trung Hoa. Gồm có 4 ngôi nhà được liên kết với nhau tạo thành hình chữ “Khẩu” hoặc chữ “Quốc”. Khu vực Tam quan được thiết kế cách điệu ở chính giữa là cửa vào cùng 2 hành lang ở hai bên.
Khác hẳn với những tượng ở chùa Việt Nam tại chùa Bà sẽ có những các pho tượng tròn được làm bằng gốm nung theo truyền thống của Trung Quốc. Các tiểu tượng này sẽ được xếp trên nóc, mái hiên, vách tường của chùa cho đến các bàn thờ. Điều đáng nói là các tượng này đều được chế tác bởi 2 lò gốm nổi tiếng bấy giờ là Đồng Hòa và Bửu Nguyên.
Ngoài ra đặc điểm dễ nhận thấy khi bạn dừng chân đến nơi này chính là vẻ trầm mặc, u tịch, của ngôi chùa. Với 3 chính điện là tiện điện, trung điện và hậu điện này càng thể hiện rõ nét sự tĩnh mịch của ngôi chùa này. Bên cạnh đó, các tòa nhà này còn được nối với nhau bởi giếng trời càng làm cho không gian thoáng đãng hơn.
Khám phá khu tiền điện của ngôi chùa
Khu tiền điện của ngôi chùa là nơi đặt bàn thờ của 2 vị Phúc Đức Chánh Thần được đặt bên phải và bên trái là Môn Quan Vương. Trên các bia đá tại đây ghi chép lại các truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng với các bức tranh vẽ bà đang hiển linh trên sóng nước khi được đặt tại đây.
Trung điện của chùa Bà Thiên Hậu có gì?
Tại trung điện của Bà Thiên Hậu có bộ lư pháp lam lớn và được đúc kết tinh xảo vào thời Quang Tự thứ 12. Bộ lư này được đánh giá là 1 trong những bộ lư cổ đẹp nhất tại Việt Nam. Ngoài ra trong đây còn có những vật dụng trong ngày lễ hội vía bà để rước bà như: kiệu cỏ sơn son thếp, thuyền rồng có chạm hình nhân,…
Khu vực hậu điện của chùa Bà
Do là khu vực chính điện thế nên nơi đây sẽ có 3 gian nhà chính là gian giữa thờ Thánh Mẫu, gian bên phải thì thờ Kim Hoa Nương Nương còn phải gian trái thì thờ Long Mẫu Nương Nương. Tại 2 khu vực hậu điện của chùa Bà có đặt tượng các thần như Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài, các pho tượng tại đây đều được khoác áo thêu rất lộng lẫy.
Tượng của Thánh Mẫu được tạc gỗ nguyên khối cao 1m được chuyển về đây từ nhà thờ Biên Hòa từ năm 1836. Mục đích xây dựng chùa bà này là để thờ Phật và tôn kính đặc biệt để bà có thể bảo trợ những ngư dân khi đi biển.
Các cổ vật quý được trưng bày tại chùa Bà Thiên Hậu
Hiện tại ngôi chùa này đang lưu giữ tầm 400 cổ vật quý được trưng bày như các tượng đá, bia đá, lư hương đồng, bức tranh đắp nổi liên hoàn, các bức tranh hoành phi,… Tất cả đều được chế tác công phu, tỉ mỉ.
Nổi bật nhất phải kể đến 2 đại hồng chung niên hiệu Đạo Quang năm thứ 10 và Càn Long năm thứ 60 là 1 trong số những cổ vật quý hiếm được đạt ở Chính điện. Ngoài ra trong tủ kính còn có những tượng Bát Tiên và tướng lĩnh D’Aries năm 1860.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Tam Chúc – Khám Phá Di Sản Chùa Lớn Nhất Việt Nam
- Chùa Một Cột Di Tích Lịch Sử Biểu Tượng Văn Hóa Dân Tộc
Tổng kết
Ngôi chùa Bà Thiên Hậu ngày nay được nhiều người biết đến là nơi cúng viếng linh thiêng. Bên cạnh đó nơi đây cũng là di tích văn hóa mang đậm nét Trung Hoa do người Hoa tạo nên.
Chính vì vậy không ngạc nhiên khi hàng năm các có rất nhiều người đến đây để xin xăm cầu nguyện những điều may mắn đến với bản thân và gia đình. Đặc biệt nơi đây còn là địa danh nổi tiếng thu hút người đến tham quan khi có lối kiến trúc đặc trưng người Hoa gắn liền với nhiều lịch sử ấn tượng.