Tết thanh minh – Nét văn hoá ăn sâu tiềm thức người Việt

Tết thanh minh mặc dù không phải là một ngày lễ lớn trong năm nhưng rất được xem trọng và luôn được người dân Việt Nam chuẩn bị một cách chu đáo. Đây là dịp để những người con có thể tưởng nhớ và thể hiện sự hiếu lễ với thế hệ ông bà, cha mẹ và thể hiện nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt. Vậy thực chất ngày lễ ngày có những tập tục như thế nào?

Tết thanh minh là gì?

Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Hoa Cổ Đại xa xưa với tên gọi khác là Tiết thanh minh. Dịp lễ ngày gồm có 24 khí tiết thuộc các lịch của những nước Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Triều Tiên. Ngày Tiết thanh minh có liên quan tới ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.

Tiết thanh minh đã trở thành dịp lễ quan trọng của người Việt
Tiết thanh minh đã trở thành dịp lễ quan trọng của người Việt

Nguồn gốc lâu đời của Tết thanh minh

Bất cứ ai đi ngược về xuôi vẫn luôn nhớ dịp lễ Tiết thanh minh để trở về tảo mộ và tưởng nhớ những người đã khuất trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguồn gốc của dịp Tết này là từ đâu và nội dung cụ thể dưới đây sẽ thể hiện điều đó.

Truyền thuyết liên quan tới Tết thanh minh

Chuyện kể từ thời Xuân Thu chiến quốc của nước Trung Hoa có vua Tấn Văn Công phải lưu vong ở các nước lân cận do gặp logặp loạn và cần phải lưu vong ở các nước lân cận. Khi đó, có một người tên Giới Tử Thôi đã đi theo để hiến kế cho vua và thậm chí tình nguyện cắt cả thịt của mình để dâng lên vua khi lương thực bị cạn kiệt và khiến vua cảm kích tấm lòng từ đó.

Ròng rã 19 năm trời, Giới Tử Thôi đã phò tá vua hết mình, trải qua biết bao gian nguy và đến cuối cùng vua Tấn đã giành lại được ngai vàng của mình. Tuy nhiên, khi quay trở lại với cương vị của mình, vua lại vô tình quên mất công lao to lớn của ông nhưng Giới Tử Thôi vẫn không nghĩ ngợi và đưa mẹ về ở ẩn tại núi Điền Sơn.

Sau đó, vua Tấn đã nhớ ra Giới Tử Thôi và ra lệnh cho người đi tìm nhưng ông đã nhất quyết không về và chỉ tu tâm ở ẩn. Nhà vua đã cho người đốt rừng Điền Sơn để ép buộc ông phải ra ngoài diện kiến vua. Nhưng việc này không những không khiến Giới Tử Thôi ra ngoài được mà còn khiến vô tình thiêu chết 2 mẹ con ông. 

Tết thanh minh ra đời từ đây bởi vua Tấn đã cảm thấy hối hận và lập miếu thờ Giới Tử Thôi, đồng thời hạ lệnh cho người dân kiêng đốt lửa trong vòng 3 ngày từ mùng 3 – 5/3 Âm lịch, chỉ ăn đồ nguội. Cho đến nay, cứ ngày 3/3 hàng năm, người dân lại thực hiện Tết Hàn Thực, là một ngày nằm trong Tiết thanh minh và tưởng nhớ những người đã khuất.

Nguồn gốc ra đời từ sâu xa của Tết thanh minh
Nguồn gốc ra đời từ sâu xa của Tết thanh minh

Tiết thanh minh ra du nhập vào Việt Nam khi nào?

Tiết thanh minh được du nhập vào văn hoá của người Việt từ thời Lý và những người dân Việt Nam dần ảnh hưởng bởi ngày này nhưng có phần biến đổi theo nét đặc trưng riêng của người Việt. Bánh trôi và bánh chay là những món ăn tượng trưng cho thức ăn nguội trong Tết Hàn Thực được người dân việt sử dụng trong ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.

Không chỉ có thế, Tết thanh minh còn là dịp gắn liền và thể hiện đạo đức, cũng như bổn phận của những người dân Việt Nam. Vào dịp này, những người con trong gia đình sẽ tụ họp về để làm lễ tảo mộ đầu năm và đồng thời, thăm viếng, dọn cỏ rồi làm lễ cúng để tưởng nhớ những người đã khuất, mời về dùng cơm cùng con cháu.

Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết thanh minh

Thanh minh từ xa xưa đã trở thành một trong những dịp lễ mang đậm ý nghĩa văn hoá và đóng vai trò quan trọng mỗi dịp xuân phân qua, đồng thời, đi sâu vào tiềm thức của những con người Việt với đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Đây chính là dịp để con cháu có thể trả báo hiếu và đền đáp phần nào ơn sinh thành của những người đi trước tạo dựng nên cơ đồ như ngày hôm nay.

Theo quy ước, Tết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ tầm ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4, khi đã kết thúc phân xuân, nhằm khoảng 17/2 Âm lịch và kéo đến khoảng 17/3 Âm lịch. Người dân sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay cùng hoa quả, bánh kẹo để tảo mộ và viếng mộ.

Tết thanh minh ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc bên trong
Tết thanh minh ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc bên trong

Những tập tục của người Việt trong Tết thanh minh

Tiết thanh minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn của mình và báo hiếu, tưởng nhớ những người đã khuất trong gia đình. Tập tục thường được người dân áp dụng trong dịp Tết này chính là tảo mộ và cúng viếng. Cụ thể từng thông tin sẽ được trình bày rõ sau đây.

Tảo mộ Tết thanh minh

Đối với những người Việt Nam, Tiết thanh minh là ngày để con cháu tưởng nhớ về công lao của những người đi trước trong gia đình, dòng tộc. Cứ hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và dọn mộ, thắp hương cầu mong tổ tiên luôn phù hộ luôn được bình an, mạnh khỏe.

Sau khi đã tảo mộ Tết thanh minh, các thành viên trong gia đình cùng nhau quay về nhà và lập mâm cơm cúng để dâng lên bàn thờ gia tiên mời ông bà về dùng cơm cùng con cháu. Hương tàn là lúc cả gia đình cùng sum vầy ăn uống và cùng nhau trò chuyện để thêm gắn kết tình nghĩa huyết thống trong gia đình.

Tết thanh minh với các tập tục được mọi gia đình chú trọng
Tết thanh minh với các tập tục được mọi gia đình chú trọng

Có thể bạn quan tâm:

Cần chuẩn bị lễ vật gì cũng thanh minh?

Trong ngày lễ quan trọng này, ngoài việc tảo mộ với những bánh kẹo, hoa quả thì tục cúng cơm cũng là một trong những khâu quan trọng được các gia đình chú trọng. Mọi thành viên sẽ đi chợ rồi chuẩn bị mâm cúng và những món ăn sẽ được quy ước tùy thuộc vào phong tục của địa phương đó. 

Mâm cúng có phần khác nhau giữa các vùng nhưng chủ yếu sẽ gồm các món canh, món thịt, cá, trứng và xôi hoặc bánh chưng, cơm,… Đây chỉ đơn giản là một mâm cơm bình thường để mời ông bà tổ tiên chứ không phải tổ chức quá khoa trương hay linh đình.

Những lưu ý để tránh xui xẻo trong Tết thanh minh

Việc tảo mộ hay cúng cơm đều là những tập tục linh thiêng và bất cứ ai cũng cần phải hết sức cẩn trọng. Khi đi tảo mộ Tiết thanh minh, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh gặp phải những xui xẻo không mong muốn và cũng để dịp lễ được suôn sẻ, hoàn thiện.

  • Tuyệt đối không được đá hoặc giẫm đạp lên phần mộ cũng như đồ cúng của phần mộ gia đình khác vì như thế sẽ mang lại xui xẻo cho bạn, và đặc biệt là trẻ nhỏ, thanh niên.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc bị phong hàn, thậm chí là cả phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, không nên đi viếng mộ vào Tết thanh minh bởi ở đây có khí lạnh và năng lượng xấu.
  • Tảo mộ là thời gian gia đình cùng nhau tụ tập và chụp ảnh kỷ niệm nhưng điều này tuyệt đối không được khuyến khích đối với khu vực nghĩa trang, biết đâu lại có “người lạ” xuất hiện trong khung hình của bạn.
  • Khi dọn dẹp phần mộ cần chú ý dọn sạch sẽ trước sau và kiểm tra kỹ lưỡng để hạn chế tình trạng bị rắn rết hay chuột bò vào bên trong.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày lễ Tết thanh minh. Đồng thời, các tập tục cũng được phân tích rõ để bạn và các thành viên trong gia đình thực hiện theo để tưởng nhớ cội nguồn của mình, đồng thời tránh những điều không hay xảy ra trong dịp linh thiêng như thế.

Bài viết gần đây