Tìm hiểu những thông tin xoay quanh Lễ hội chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc, Hà Nam trong thời gian gần đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc. Với khoảng cách không quá xa Hà Nội, du khách có thể chọn chuyến du lịch Tam Chúc 1 ngày. Với những chia sẻ dưới đây về Lễ hội chùa Tam Chúc Ba Sao, chúng tôi hy vọng đã giúp quý khách có được những hành trang tốt nhất cho chuyến du lịch sắp tới.

Giải đáp Lễ hội chùa Tam Chúc vào ngày nào?

Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim  Bảng, Hà Nam. Chỉ cách Hà Nội hơn 60 km, chùa Tam Chúc đang là điểm đến thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm:

Những kỷ lục riêng của chùa Tam Chúc

Điều làm nên nét riêng của chùa Tam Chúc là sự kết hợp từ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng những kỉ lục thế giới và hiện vật quý tại chùa. Với vị trí đặc biệt “tiền Lục Nhạc, hậu Thất Tinh”, du khách đến tham quan chùa có thể chọn tham gia nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác.

Chùa Tam Chúc là thành quả  của rất nhiều những thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo  từ Indonesia, Ấn Độ về tổ chức thi công.

Giải đáp Lễ hội chùa Tam Chúc vào ngày nào?
Giải đáp Lễ hội chùa Tam Chúc vào ngày nào?

Kỷ lục ngôi chùa rộng nhất thế giới

Khu du lịch tâm linh Tam Chúc – Ba Sao có tổng diện tích lên đến 5.100 ha, diện tích vùng lõi là 4.000 ha, trong đó có gần 1000 ha hồ nước, 3000 ha núi đá vôi và rừng tự nhiên, có hàng nghìn thung lũng, núi và các công trình kiến trúc độc đáo đạt nhiều kỷ lục Guiness.

Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.

Chùa có tượng Phật Thích Ca nặng nhất Đông Nam Á

Lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam – Đình Tam Chúc

Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đặt tại Điện Pháp Chủ được đúc bằng đồng nguyên khối có tổng trọng lượng lên tới 200 tấn đã đạt kỉ lục tượng Phật bằng đồng nặng nhất Đông Nam Á.

12000 bức phù điêu bằng đá núi lửa Indonesia

Một nét riêng mà khó nơi nào có được là 12000 bức phù điêu nhỏ được ghép thành những bức phù điêu lớn bao trùm lên các bức tường trong điện ở chùa Tam Chúc. Mỗi bức phù điêu là một câu chuyện nhỏ trong chuối câu chuyện dài về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Người sinh, tu hành, đắc đạo, Niết Bàn cho đến những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi hay về cõi Niết Bàn mà mỗi Phật tử đều hướng đến.

Vườn Kinh lớn nhất thế giới

Từ cổng Tam Quan Nội đi vào khu chính chùa Tam Chúc, điều đầu tiên du khách sẽ bắt gặp là Vườn Kinh với những cây Cột Kinh sừng sững. Dự kiến khi hoàn thành, số lượng cây cột Kinh sẽ lên tới con số 999. Mỗi cây cột Kinh nặng hơn 200 tấn được tạc bằng đá xanh Thanh Hóa, cột cao 13,5m, rộng khoảng 2m. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Trên mỗi cây Cột Kinh được khắc lời răn dạy của Đức Phật.

Vườn Kinh lớn nhất thế giới
Vườn Kinh lớn nhất thế giới

Nơi sở hữu phiến đá Mặt Trăng lớn nhất thế giới

Chùa Tam Chúc là nơi lưu giữ phiến đá thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.

Được biết, thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này.

Chùa Tam Chúc cũng được vinh dự đón nhận cây Bồ Đề quý do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng. Đây là cây bồ đề được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka.

Lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam

 Nhiều du khách thường thắc mắc, thời gian tổ chức lễ chùa Tam Chúc Kim Bảng Hà Nam vào ngày nào?

Thời gian tổ chức lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam từ ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong đó phần nghi thức quan trong nhất là nghi thức rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc Tam Chúc. Ngay từ những ngày đầu năm, chùa Tam Chúc đã chào đón hàng nghìn lượt du khách thập phương về lễ bái, cầu may.

Hành trình tham quan Tam Chúc

lễ chùa Tam Chúc Kim Bảng Hà Nam được tổ chức trọng thể với các nghi thức rước nước, tắm tượng Phật…

Chùa Tam Chúc với diện tích khá rộng, du khách muốn tham quan trọn vẹn chùa Tam Chúc thì nên dành khoảng 1 ngày. Du khách sẽ có chuyến tham quan theo trục Thần điện:

Kiến trúc chùa Tam Chúc từ Cổng Tam Quan bao gồm các điện vào công trình liên quan: Vườn Kinh – Điện Quan Âm – Điện Pháp Chủ. Sau điện Pháp Chủ là điện Tam Thế diện tích rất lớn lên đến 5100m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng, mang ý nghĩa của quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.

Sau Điện Tam Bảo, du khách vượt qua gần 300 bậc thang để lên tới chùa Ngọc (Đàn Tế Trời). Đây là ngôi chùa cao nhất trong khu chính điện, chùa có độ cao 468 m. Chùa làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, nặng hơn 2.000 tấn, do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm.

 Tuy nhiên, từ cổng chùa vào đến khu chính điện sẽ trải qua quãng đường khá dài, du khách nên chọn di chuyển bằng xe điện Tam Chúc với giá vé là 90.000đ/ lượt khứ hồi, trẻ em dưới 1m miễn phí vé.

Bên trong chùa Ngọc thờ tượng Phật A Di Đà được tạc bằng đá hồng ngọc nguyên khối nhập khẩu từ Myanmar, tượng nặng hơn 4000kg. Ngoài ra, chùa còn các công trình khác như Đình Tam Chúc, phòng họp quốc tế…

Lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam
Lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra, du khách có thể chọn đi du thuyền Tam Chúc (200.000đ/ khách) tham quan hồ Tam Chúc, chiêm ngưỡng 6 hòn núi như 6 quả chuông Trời nổi bật giữa hồ.

Những lưu ý dành cho du khách khi đi chùa

Hiện nay, chùa Tam Chúc mở cửa cho du khách đến tham quan và làm lễ bái, song song với đó là việc thi công các công trình xây dựng nên trên đường tham quan chùa, bạn có thể thấy những đóng đá, cát ngổn ngang… khá bụi. Du khách nên mang theo khẩu trang, mũ hoặc ô để bảo vệ sức khỏe, tránh thời tiết nắng nóng.

Vào ngày lễ đầu năm hoặc lễ hội, lượng du khách đổ về tham quan chùa Tam Chúc khá đông nên không tránh khỏi cảnh đông đúc, chờ đợi. Nếu muốn có chuyến hành hương thoải mái, du khách nên chọn đi vào khoảng thời gian khác trong năm.

Nên tự chuẩn bị lễ ở nhà cho tiết kiệm. Lưu ý là chùa Tam Chúc thờ Phật, du khách nên chuẩn bị lễ ngọt hoặc chay, tuyệt đối không mang lễ mặn, sống, vàng tiền âm phủ vào chùa.

Khi đi Lễ hội chùa Tam Chúc chú ý mặc quần áo lịch sự, thoải mái khi vào chùa. Vứt rác đúng nơi quy định trong chùa. Không nên sờ hay vẽ, đánh dấu nên các công trình trong chùa. Nhà có trẻ em đi theo cần đặc biệt lưu ý.

Bài viết gần đây