Hiện thời chùa vẫn đang trong quá trình xây dựng và sửa chữa các hạng mục trước đây. Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, tương đương với gần 2h đồng hồ đi xe ô tô. Bạn có thể đặt chân tới thăm và khám phá những nét kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa Tam Chúc. Cùng mình tìm hiểu nhiều hơn về Kiến trúc chùa Tam Chúc nhé!
Những không gian chung – Kiến trúc chùa Tam Chúc
Với đặc điểm nằm trong những dãy núi đá vôi tuyệt đẹp, ngôi chùa dù chưa xây dựng xong vẫn hiện lên uy nghi và đầy nét cổ kính. Khung cảnh bao quanh tuyệt đẹp với hồ nước rộng mênh mông trong sạch. Không gian vô cùng thoáng đãng với các ngọn núi bao quanh và mọc lên giữa hồ. Nên thơ có, cổ tự có và điều này được minh chứng từ sức hút du khách rất lớn dù rằng chùa vẫn còn chưa xây dựng xong. Các khu thờ tự được phân bố cao dần theo các lối đi bậc thang giống như ở chùa Bái Đính nhưng tầm mắt du khách thì có thể phóng tới ngút ngàn ngay từ khi bước chân vào cổng Tam Quan.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu những thông tin xoay quanh Lễ hội chùa Tam Chúc
- Sự tích chùa Tam Chúc – Những điều thú vị có thể chưa biết
- Chùa Tam Chúc thờ ai? Những điều thú vị về ngôi chùa này
Cảm nhận của người viết là sau khi qua cổng Tam Quan, tại thời điểm tháng 3/2020 vẫn còn đó công trường đang thi công ngổn ngang. 1 vài điện thờ vẫn còn các công trình xây dựng giang dở. Chùa nằm phía Tây, dựa lưng vào thế núi sừng sững. Trước mắt là Hồ Tam Chúc rộng lớn và vô số ngọn núi mọc lên trong hồ. Điều này giống như những hòn non bộ to lớn, vài trong số đó có những nơi thờ tự. Nếu đứng trên cao nhìn bao quát xung quanh, chắc chắn phong cảnh nơi đây đẹp không khác gì 1 bức tranh thủy mạc.
Điểm dừng chân của bạn sau khi vào khu vực gửi xe là tại nơi mua vé tham quan chùa. Cũng tại đây hiện lên 1 tòa nhà mang đậm kiến trúc cổ tự nhưng là hội trường và có cả nhà hàng ẩm thực. Tốt nhất bạn có thể nghỉ ngơi ăn uống tại đây trước khi bắt đầu hành trình tham quan công trình kiến trúc và tâm linh nổi tiếng này.
Hành trình khám phá kiến trúc:
Du khách có thể lựa chọn di chuyển vào chùa qua 2 loại phương tiện: xe điện hoặc thuyền. Mức vé tại thời điểm này là 140k/cặp vé khứ hồi cho xe điện và 220k/vé khứ hồi khi di chuyển bằng thuyền. Bạn cũng có thể chọn cách di chuyển bằng cả 2 hình thức khác nhau cho từng đợt đi về. Nếu đi xe điện bạn sẽ được đưa đi 1 nửa cung đường bao quanh chùa, chạy ½ vòng hồ và khá thú vị. Đi thuyền lại càng lãng mạn hơn và có thể dừng ngắm hoặc thắp hương nơi đền thờ ngay giữa lòng hồ.
Kiến trúc nổi bật ở chùa Tam Chúc là 32 cột kinh được chạm trổ tinh vi từ đá xanh. Hình tượng chủ yếu trên các nét hoa văn ở đây là các cánh sen. Trên cột đá cũng khắc những lời giáo huấn của Đức Phật. Các cột kinh hình lục lăng mọc sừng sững phía sau cổng Tam Quan là 1 điểm nhấn rất ấn tượng của chùa.
Tại các bức tường nơi các điện thể, kiến trúc hoa văn nổi bật với những bức phù điêu về cõi Niết Bàn. Các cánh cửa được làm từ gỗ lớn nguyên khối quý hiếm. Đá xanh là loại vật liệu thường thấy nhất trong các công trình kiến trúc nơi đây
Các khu vực còn đang tiếp tục xây sửa
Có 1 vài điện thờ hoặc nơi thờ tự ở chùa vẫn đang trọng quá trình xây dựng. Đó là khu vực 2 bên trái phải điện Tam Thế. Người ta dễ dàng nhìn thấy các xe chở đất cát, vật liệu xây dựng đi ra vào ngay tại bên cạnh những điện thờ được xem là đã xây dựng xong. Phía mặt hồ Tam Chúc xa xa vẫn còn các con tàu chở cát và phụ kiện xây dựng đi lại trên hồ.
Các gam màu sơn – Kiến trúc chùa Tam Chúc
Các gam màu ở đây chủ yếu là màu nâu của mái ngói và màu sơn cột gỗ, màu xanh của đá trong các công trình biểu tượng ngoài trời. Các cây trồng cho gam màu xanh thương thấy ở tại các khoảng sân lớn cũng chưa kịp phát triển. Hầu hết là các cây nhỏ mới trồng. Điều này dẫn đến sự nóng bức vào mùa hè khi du khách không có nơi râm mát để nghỉ chân ngoài sân.
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Một Cột Di Tích Lịch Sử Biểu Tượng Văn Hóa Dân Tộc
- Chùa Láng – Ngôi Chùa Mang Di Sản Văn Hóa Cổ Đại Của Hà Nội
Cảm nhận không gian khu vực xây dựng chùa
Nhìn chung, hình ảnh đẹp nhất sẽ được thu trọn vào tầm mắt của bạn khi bạn lên đỉnh núi cao phía sau điện Tam Thế, cũng là nơi tham quan cuối cùng trước khi xuống núi. Đứng ở đây phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ nhìn thấy 1 không gian rộng lớn với những dãy núi trùng điệp, hồ nước mênh mông và cả những cánh đồng lúa bát ngát. Sẽ có nét riêng mà bạn không thê so sánh vẻ đẹp của nó với những nơi lân cận như chùa Hương hay khu du lịch Bái Đính – Tràng An ở Ninh Bình.
Trên đây là những thông tin quan trọng về Kiến trúc chùa Tam Chúc. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin thú vị.